Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

2.3.2.1. Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận

Lợi nhuận (P) = Doanh thu - Chi phí

Doanh thu được xác định bằng tổng của: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động SXKD làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ giảm. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng xã hội. Sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp.

2.3.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định và vốn lưu động). Nó được tính như sau:

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh =

Lợi nhuận thực hiện trong kỳ

x 100% Tổng vốn bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động) có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao.

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận thực hiện với số vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận thực hiện trong kỳ

x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

Vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn chủ sở hữu bình quân năm được xác định bằng trung bình cộng của tổng số dư vốn chủ sở hữu cuối mỗi quý trong năm.

Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này bằng nhau.

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận/

Doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Doanh thu thuần

* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROE):

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Tổng tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

* Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu:

Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì nó phản ánh mức sinh lợi mà doanh nghiệp mang về cho họ nếu họ đầu tư vào doanh nghiệp.

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Nhà nước thông qua kiểm tra tài chính (báo cáo tài chính) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định về mặt tài chính đối với tài sản cố định của doanh nghiệp: điều chỉnh qui mô, đầu tư mới hay nâng cấp sửa chữa tài sản hiện có, đưa ra các biện pháp yêu cầu doanh nghiệp phải khai thác tốt năng lực các tài sản hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào DNNN.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó: Vốn cố định bình quân trong kỳ = Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ 2 Vốn cố định đầu (cuối) kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu (cuối) kỳ -

Số khấu hao lũy kế đầu (cuối) kỳ Số khấu hao lũy kế cuối kỳ = Số khấu hao lũy kế đầu kỳ + Số khấu tăng trong kỳ - Số khấu hao giảm trong kỳ

* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động có thể làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =

Doanh thu thuần trong kỳ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 51)