Doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54 - 111)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý trên địa bàn là 13 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, đảm bảo cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. Cụ thể:

* Có 5 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho ngành nông nghiệp:

- Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn - Công ty TNHH MTV thủy lợi Lập Thạch - Công ty TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo - Công ty TNHH MTV thủy lợi Phúc Yên

- Công ty TNHH MTV nông công nghiệp Tam Đảo. * Có 2 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ môi trường đô thị: - Công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên - Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Phúc Yên.

* Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt của dân cư, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có:

- Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc - Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc.

* Hoạt động ở lĩnh vực giao thông: có Công ty cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc.

* Ở các ngành, lĩnh vực khác: có 3 doanh nghiệp - Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Vĩnh Phúc - Công ty TNHH MTV thương mại tổng hợp Vĩnh Phúc

- Công ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trước khi thực hiện sắp xếp, đổi mới đã được làm lành mạnh hóa nền tài chính và tinh giản lao động; đồng thời hoạt động trong cơ chế quản lý, điều hành mới nên nhận thức và trách nhiệm của bộ máy quản lý cũng như người lao động trong doanh nghiệp được nâng cao. Hiệu quả kinh tế - xã hội được nâng lên rõ rệt thể hiện trên các mặt: sản xuất kinh doanh tăng trưởng,

các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập người lao động đều tăng so với trước khi sắp xếp, lao động có việc làm ổn định, phấn khởi, tin tưởng vào bộ máy quản lý điều hành mới;

Một số ít doanh nghiệp khi mới chuyển sang hình thức cổ phần lúng túng trong vấn đề lựa chọn nhân sự cho bộ máy quản lý, song qua hơn một năm đi vào hoạt động thì hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần đã ổn định bộ máy, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt.

Bên cạnh một số kết quả đạt được, thì ở một số ít doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thay đổi cơ chế quản lý điều hành, một số cơ chế chính sách thay đổi vv... nên hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn đạt thấp.

3.2. Thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây

3.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trước đây được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và các Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác; Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước; Nghị định số 86/2006/NĐ - CP ngày 21/8/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của tại Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005; Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiếp đó, quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo qui định của Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 về việc ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Từ đầu năm 2013 trở lại đây, Chính Phủ và Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản quy định về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp: Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 20/6/2013 của về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị định 71/2013/NĐ- CP ngày 11/7/2013 của Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu. Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp; bổ nhiệm các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp; Thực hiện việc đổi mới sắp xếp, chuyển đổi công ty nhà nước do tỉnh quyết định thành lập, theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; Phổ biến, hướng dẫn và thanh kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành liên quan đến DNNN; Kịp thời phát hiện những vướng mắc, sai phạm để tháo gỡ, ngăn chặn, đề ra giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, đảm bảo sự tiết kiệm, chống lãng phí và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Như vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các DNNN do UBND tỉnh ra Quyết định thành lập, thực hiện việc giao vốn cho doanh nghiệp. Hàng năm UBND tỉnh đều chỉ đạo các sở, ngành đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản lý, điều hành, định kỳ đánh giá tình hình tài chính của các DNNN để chấm điểm xếp loại doanh nghiệp.

Để kiểm tra, giám sát vốn nhà nước tại DNNN, UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác quản lý tài chính, quản lý phần vốn nhà nước tại DNNN. Sở Tài chính thực hiện việc báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp về việc quản lý và sử dụng tài sản, kết quả hoạt

động kinh doanh, tình hình tài chính… của doanh nghiệp. Chú trọng việc phân tích đánh giá kết quả tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời đối với doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.

Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, được UBND tỉnh ủy quyền quản lý phần vốn và tài sản nhà nước tại DNNN nên phải có trách nhiệm cùng với DNNN bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước tại DNNN. Phòng Tài chính doanh nghiệp là phòng chuyên môn thuộc Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Tài chính doanh nghiệp, gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, có năng lực, hiểu biết về chế độ chính sách pháp luật của nhà nước cũng như quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, thông thạo về chế độ kế toán thống kê và hạch toán kế toán. Phòng Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ:

-Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp; nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống kê, hạch toán kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính, tính toán chi phí và giá thành sản phẩm.

- Kiểm tra việc thực hiện Pháp luật về Tài chính, kế toán tại các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Kiểm tra việc quản lý vốn nhà nước tại các DNNN, uốn nắn những lệch lạc trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước không đúng mục đích, không hiệu quả. Kiểm tra việc mở sổ kế toán, việc hạch toán kế toán, quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp theo chế độ nhà nước qui định,

-Có trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính theo định kỳ đúng qui định để tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do địa phương thành lập, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính. Đối với DNNN hoạt động không hiệu quả, không bảo toàn và phát triển được vốn thì phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan và biện pháp xử lý để trình UBND tỉnh xử lý đối với doanh nghiệp và Giám đốc doanh nghiệp đó.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính, phối hợp với các ngành xếp loại doanh nghiệp hàng năm. Phối hợp với Cục thuế xây dựng kế hoạch nộp ngân sách của doanh nghiệp, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đúng qui định.

3.2.2. Thực tiễn công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

Các cơ quan, đơn vị quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện vai trò quản lý nhà nước thông qua giám sát. Việc giám sát nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán nợ đối với từng doanh nghiệp để xem xét quyết định việc tăng thêm hoặc giảm bớt số vốn đầu tư vào doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp và quyết định thưởng phạt đối với người quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp. Ngoài ra, giám sát doanh nghiệp còn để đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán hiện hành và đánh giá tổng thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho việc ban hành, hoàn thiện các chính sách vĩ mô và chế độ đối với doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực, thực hiện sự hỗ trợ đối với trường hợp cần hỗ trợ của nhà nước nhằm khắc phục những khó khăn tạm thời và phát triển doanh nghiệp.

3.2.2.1. Quản lý việc sử dụng vốn nhà nước tại các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc với tư cách là chủ sở hữu thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp. Sở Tài chính được giao nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tự thực hiện giám sát, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thông qua bộ máy quản lý từ Chủ tịch (Giám đốc), các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và các tổ chức như kiểm toán nội bộ, thanh tra nhân dân.

* Nội dung quản lý vốn nhà nước tại các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

Đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:

quản lý hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp; đánh giá việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp và hiệu quả của

quá trình đầu tư; quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp;

Giám sát bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm; doanh thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác. Kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Phân tích về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

Giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý điều hành doanh nghiệp.

* Phương thức thực hiện

Kết hợp các phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong và giám sát sau. Tổ chức giám sát doanh nghiệp trên cơ sở liên tục và định kỳ, kết hợp việc giám sát thông qua công tác kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch đã lập với giám sát thông qua báo cáo tài chính và báo cáo khác có liên quan do doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời tăng cường việc giám sát thông qua công tác kiểm tra xem xét tính khả thi, quá trình thực hiện và kết quả tuân thủ các quy định pháp luật trong việc triển khai các kế hoạch, dự án đầu tư, phương án huy động vốn và các dự án khác của doanh nghiệp.

Hàng năm, Sở Tài chính căn cứ vào báo cáo tự giám sát và kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp để tổng hợp báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp gửi lên chủ sở hữu và gửi Bộ Tài chính.

Kết thúc năm tài chính, Sở Tài chính tiến hành kiểm tra giám sát tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc kiểm tra trực tiếp hệ thống chứng từ, sổ kế toán, thông tin số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp; đánh giá việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật về kế toán, thống kê; quản lý doanh thu, chi phí; quản lý đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp; phân phối kết quả hoạt động và trích lập các quỹ tài chính doanh nghiệp theo chế độ hiện hành. Từ đó, tổng hợp số liệu báo cáo giám sát tài chính và báo cáo xếp loại doanh nghiệp, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Viên chức quản lý tại doanh nghiệp, gửi lên chủ sở hữu và gửi Bộ Tài chính.

3.2.2.2. Quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối

Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Sở Tài chính.

Hiện tại, tỉnh Vĩnh Phúc đang áp dụng hai mô hình cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Mô hình thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước đại diện toàn bộ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mô hình này thực hiện ở Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc, đây là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ. Theo đó, một cá nhân là lãnh đạo Phòng Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 54 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)