Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm quản lý vốn nhà nước tại DNNN của một số nước trên thế giới cho thấy các nước đều thừa nhận sự tồn tại và đánh giá cao vai trò quan trọng của DNNN trong nền kinh tế quốc dân, mặc dù mỗi nước có những chính sách phát triển DNNN theo yêu cầu và mục đích riêng và có những biện pháp quản lý vốn nhà nước tại DNNN khác nhau nhưng đều thống nhất:

Thứ nhất, về cơ chế quản lý

Cần tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước với quyền tự chủ SXKD của doanh nghiệp. Vốn nhà nước tại các DNNN chỉ có thể đạt được mục tiêu bảo toàn và tăng trưởng khi DNNN làm ăn có lãi. Muốn vậy, cần tăng cường vai trò chủ động của doanh nghiệp trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý nhà nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty quản lý vốn nhà nước tham gia vào việc quản lý vốn, thông thường không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ tác động vào quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp bằng các cơ chế, chính sách của nhà nước.

Thứ hai, về mô hình quản lý vốn

Trong các mô hình quản lý vốn nhà nước tại các DNNN mà phổ biến là hai mô hình cơ quan hành chính nhà nước và mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước thì mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước (công ty đầu tư vốn trực thuộc Chính phủ) trên thực tế đã phát huy hiệu quả nhất định. Kết quả cho thấy, các nước quản lý theo mô hình đó, vốn nhà nước không những được bảo toàn mà còn tăng trưởng cao. Đây là mô hình quản lý có hiệu quả chúng ta cần học tập.

Thứ ba, về chủ sở hữu vốn nhà nước

hữu hỗn hợp hoặc tư nhân hóa hoàn toàn. Nghĩa là cần chuyển đổi DNNN thành CTCP, công ty liên doanh, công ty tư nhân… nhằm phá bỏ sự trì trệ của DNNN. Đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng tốt hơn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Tóm lại, từ thực trạng hoạt động và tình hình quản lý vốn nhà nước tại các DNNN ở nước ta trong thời gian qua và kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, việc tăng cường và đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các DNNN hiện nay là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách. Trong đó Công ty đầu tư tài chính cần được coi là mô hình, một giải pháp không thể thiếu được trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước tại DNNN hiện nay.

Thứ tư, về phương thức quản lý vốn

Nhà nước không cấp vốn trực tiếp cho các DNNN mà thông qua một công ty (một tổ chức trung gian). Tổ chức này sử dụng vốn nhà nước để đầu tư vào các doanh nghiệp, tìm kiếm những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để đầu tư, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường và quản lý chặt chẽ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Tức là, thực hiện cơ chế đầu tư vốn của nhà nước thay cho cơ chế cấp vốn trực tiếp cho doanh nghiệp, dần tiến tới xóa bỏ việc cấp vốn trực tiếp từ ngân sách nhà nước đối với DNNN không cần nắm giữ 100% vốn nhà nước. Chuyển phương thức quản lý vốn từ cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tư kinh doanh vốn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)