Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 111)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang được quản lý và sử dụng như thế nào?

- Tình hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay như thế nào?

- Nên có những biện pháp gì để tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới?

- Các điều kiện đồng bộ để cho việc thực hiện giải pháp được thuận lợi là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất nước, có các trục giao thông chính, cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy đi qua, lại tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế trong việc giao thương với các trung tâm buôn bán, tiêu thụ hàng hóa lớn của Thủ đô, cũng như với các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, và nhất là thu hút vốn đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn nằm gần Sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 2013, Vĩnh Phúc xếp thứ 5 cả nước về thu nộp ngân sách nhà nước, GDP bình quân đầu người đạt 2.569 USD/năm.

Trong giai đoạn 2009 - 2013, tốc độ phát triển kinh tế Vĩnh Phúc luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng luôn giữ ở mức xấp xỉ 12% hàngnăm và đạt bình quân 11,64% trong cả giai đoạn.

Công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc vừa mang đặc điểm chung của mô hình quản lý vốn trên cả nước, vừa có những đặc trưng riêng.

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu, đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này sẽ được chú thích rõ trong phần "Tài liệu tham khảo".

Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên Internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế xã hội, kinh tế của các ngành sản xuất ... thu thập từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và các sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Số liệu thứ cấp được sử dụng để tổng hợp lên bức tranh tổng về quy mô, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố của một số tác giả về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN ở một số địa phương trong nước và một số nước chuyển đổi tương tự để rút ra kinh nghiệm và kết luận bổ ích trong công tác quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin có được từ phương pháp quan sát thực tế để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và các vấn đề khác có liên quan đến kết quả nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Để đạt mục đích và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và tổng kết thực tiễn trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin với quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý vốn của nhà nước tại DNNN.

2.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê áp dụng cho việc phân tích thực trạng về vốn, quy mô vốn, hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thu nhập cảu người lao động... tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Áp dụng cho việc xem xét sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các thời kỳ; đặc biệt so sánh quy mô, hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp trước và sau khi sắp xếp, chuyển đổi.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Áp dụng cho việc xem xét và đánh giá hiệu quả của các chỉ tiêu nghiên cứu tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn vừa qua. Phân tích cụ thể tại một số doanh nghiệp điển hình tốt và chưa tốt. Phân tích và so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo nhóm doanh nghiệp: nhóm doanh nghiệp cổ phần và nhóm doanh nghiệp là công ty TNHH do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Ngoài các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng các bảng biểu nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn nghiên cứu về mô hình và cách thức thực hiện công tác quản lý vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh; phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thanh toán …

2.3.1. Chỉ tiêu về cơ cấu sử dụng vốn

Nội dung của nhóm chỉ tiêu này là phân tích kết cấu tài sản của doanh nghiệp để thấy được việc phân bổ nguồn vốn cho từng hạng mục tài sản; trên cơ sở so sánh với đặc thù lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, với số liệu của ngành để đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ đó. Đồng thời tiến hành so sánh kết cấu tài sản với kết cấu nguồn vốn để thấy được việc tài trợ của từng nguồn vốn có phù hợp hay không.

Hệ số cơ cấu tài sản = Tài sản lưu động hoặc TSCĐ Tổng tài sản

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

2.3.2.1. Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận

Lợi nhuận (P) = Doanh thu - Chi phí

Doanh thu được xác định bằng tổng của: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động SXKD làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ giảm. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng xã hội. Sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp.

2.3.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định và vốn lưu động). Nó được tính như sau:

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh =

Lợi nhuận thực hiện trong kỳ

x 100% Tổng vốn bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động) có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao.

* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận thực hiện với số vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận thực hiện trong kỳ

x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

Vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn chủ sở hữu bình quân năm được xác định bằng trung bình cộng của tổng số dư vốn chủ sở hữu cuối mỗi quý trong năm.

Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này bằng nhau.

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận/

Doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Doanh thu thuần

* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROE):

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

* Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu:

Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì nó phản ánh mức sinh lợi mà doanh nghiệp mang về cho họ nếu họ đầu tư vào doanh nghiệp.

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Nhà nước thông qua kiểm tra tài chính (báo cáo tài chính) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định về mặt tài chính đối với tài sản cố định của doanh nghiệp: điều chỉnh qui mô, đầu tư mới hay nâng cấp sửa chữa tài sản hiện có, đưa ra các biện pháp yêu cầu doanh nghiệp phải khai thác tốt năng lực các tài sản hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào DNNN.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó: Vốn cố định bình quân trong kỳ = Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ 2 Vốn cố định đầu (cuối) kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu (cuối) kỳ -

Số khấu hao lũy kế đầu (cuối) kỳ Số khấu hao lũy kế cuối kỳ = Số khấu hao lũy kế đầu kỳ + Số khấu tăng trong kỳ - Số khấu hao giảm trong kỳ

* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động có thể làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =

Doanh thu thuần trong kỳ

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán cũng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu này góp phần cho ta có nhìn nhận chuẩn xác hơn về thực lực, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nhưng nếu không cân đối được các khoản thu chi của mình, rất có thể để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản.

* Khả năng thanh toán nợ đến hạn:

Một trong những thước đo khả năng thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Khả năng thanh toán nợ đến hạn =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản để có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này ở mức nào là chấp nhận được còn tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy được sự tiến bộ hoặc giảm sút. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác, việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả như có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải thu, hàng tồn kho ứ đọng.

* Khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho. Vì vậy, tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Ngoài ra, để nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn kết hợp xem xét các chỉ tiêu về tình hình quản lý công nợ phải thu; tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; việc chấp hành chính sách chế độ đối với người lao động trong doanh nghiệp; Đồng thời thông qua công tác quản lý các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận….

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1.Đặc điểm địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng quy hoạch Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Vĩnh Phúc đảm nhiệm vai trò là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; Vĩnh Phúc có vị trí địa lý và hệ thống giao thông hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển: nằm trên quốc lộ số 2, có đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, liền kề với cảng hàng không và sân bay quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu. Năm 1997, Vĩnh Phúc được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú (cũ), cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng. Qua hơn mười

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)