Cơ sở pháp lý quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55 - 58)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp của

3.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trước đây được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và các Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác; Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước; Nghị định số 86/2006/NĐ - CP ngày 21/8/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của tại Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005; Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiếp đó, quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo qui định của Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 về việc ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Từ đầu năm 2013 trở lại đây, Chính Phủ và Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản quy định về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp: Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 20/6/2013 của về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị định 71/2013/NĐ- CP ngày 11/7/2013 của Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu. Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp; bổ nhiệm các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp; Thực hiện việc đổi mới sắp xếp, chuyển đổi công ty nhà nước do tỉnh quyết định thành lập, theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; Phổ biến, hướng dẫn và thanh kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành liên quan đến DNNN; Kịp thời phát hiện những vướng mắc, sai phạm để tháo gỡ, ngăn chặn, đề ra giải pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, đảm bảo sự tiết kiệm, chống lãng phí và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Như vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các DNNN do UBND tỉnh ra Quyết định thành lập, thực hiện việc giao vốn cho doanh nghiệp. Hàng năm UBND tỉnh đều chỉ đạo các sở, ngành đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản lý, điều hành, định kỳ đánh giá tình hình tài chính của các DNNN để chấm điểm xếp loại doanh nghiệp.

Để kiểm tra, giám sát vốn nhà nước tại DNNN, UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác quản lý tài chính, quản lý phần vốn nhà nước tại DNNN. Sở Tài chính thực hiện việc báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp về việc quản lý và sử dụng tài sản, kết quả hoạt

động kinh doanh, tình hình tài chính… của doanh nghiệp. Chú trọng việc phân tích đánh giá kết quả tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời đối với doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.

Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, được UBND tỉnh ủy quyền quản lý phần vốn và tài sản nhà nước tại DNNN nên phải có trách nhiệm cùng với DNNN bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước tại DNNN. Phòng Tài chính doanh nghiệp là phòng chuyên môn thuộc Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Tài chính doanh nghiệp, gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, có năng lực, hiểu biết về chế độ chính sách pháp luật của nhà nước cũng như quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, thông thạo về chế độ kế toán thống kê và hạch toán kế toán. Phòng Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ:

-Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp; nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống kê, hạch toán kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính, tính toán chi phí và giá thành sản phẩm.

- Kiểm tra việc thực hiện Pháp luật về Tài chính, kế toán tại các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Kiểm tra việc quản lý vốn nhà nước tại các DNNN, uốn nắn những lệch lạc trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước không đúng mục đích, không hiệu quả. Kiểm tra việc mở sổ kế toán, việc hạch toán kế toán, quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp theo chế độ nhà nước qui định,

-Có trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính theo định kỳ đúng qui định để tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do địa phương thành lập, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính. Đối với DNNN hoạt động không hiệu quả, không bảo toàn và phát triển được vốn thì phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan và biện pháp xử lý để trình UBND tỉnh xử lý đối với doanh nghiệp và Giám đốc doanh nghiệp đó.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính, phối hợp với các ngành xếp loại doanh nghiệp hàng năm. Phối hợp với Cục thuế xây dựng kế hoạch nộp ngân sách của doanh nghiệp, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đúng qui định.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)