Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 54)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu. Năm 1997, Vĩnh Phúc được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú (cũ), cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng. Qua hơn mười năm hội nhập và phát triển, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến vượt bậc. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau Hà Nội (10,2%) và Bắc Ninh (8,25%); Thu ngân sách nhà nước đạt 19.275 tỷ đồng, thu nội địa đạt 15.700 tỷ, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nước. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm - ngư nghiệp giảm còn 10,69%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 56,8 triệu đồng/người, tương đương 2.569 USD/người, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu người của cả nước.

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn đa dạng (hồ Đại Lải; Núi Tam Đảo, các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh…) mà giá trị được nâng cao trong quá trình phát triển do gần Thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp.

Đã hình thành một hệ thống đô thị Vĩnh Yên - Tam Đảo - Phúc Yên trong mối quan hệ khăng khít với Thủ đô Hà Nội và thành phố Việt Trì, là những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của vùng và cả nước, có ý nghĩa làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có truyền thống cách mạng, đoàn kết; có tinh thần đổi mới, sáng tạo, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tỉnh trong tương lai. Những cơ chế, chính sách mới của tỉnh, cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia năng động, sáng tạo, nhạy bén đã trưởng thành, đang tiếp tục tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp, có trình độ cơ bản có thể đào tạo nhanh để tiếp thu công nghệ mới.

Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu. Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã làmthay đổi tình hình sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Vĩnh Phúc về số lượng, hiệu quả, quy mô.

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, Vĩnh Phúc đã tiến hành sắp xếp, đổi mới 48 doanh nghiệp, đơn vị. Trong đó, cổ phần hóa 37 đơn vị, doanh nghiệp, chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một (hoặc hai) thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ 8 doanh nghiệp và giải thể 3 đơn vị. Nhìn chung, công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp cơ bản hoàn thành theo đúng phương án phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND tỉnh (Đại diện là Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp) thực hiện bán toàn bộ vốn nhà nước tại 31 doanh nghiệp, Nhà nước có vốn góp tham gia tại 06 doanh nghiệp.

Như vậy, đến cuối năm 2011 số lượng doanh nghiệp có vốn nhà do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý còn 14 doanh nghiệp, trong đó: 08 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty THHH do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ, 05 công ty cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 01 công ty cổ phần có vốn góp nhà nước không chi phối.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 54)