5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Đổi mới, tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà
với doanh nghiệp trong sử dụng vốn Nhà nước. Đồng thời, qui định chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm đối với chủ doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả, làm thất thoát vốn nhà nước
Hệ thống quản lý, giám sát hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các DNNN được xây dựng khá chi tiết, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát... Tuy nhiên trên thực tế, vai trò của Hội đồng quản trị lẫn Ban kiểm soát khá mờ nhạt, thậm chí phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều hành của Ban Giám đốc DNNN, dẫn đến tình trạng rút ruột vốn nhà nước vì những lợi ích riêng của những người lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng trở lên phổ biến với tính chất, qui mô ngày càng phức tạp. Thực tế trên đặt ra vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm tra việc sử dụng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư. Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành cơ chế, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát đủ năng lực và điều kiện về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước song song với việc tăng tính trách nhiệm của cơ quan quản lý; Quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
-Xây dựng hệ thống quy chuẩn quản lý, giám sát để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu một cách thống nhất, đồng bộ vừa tránh chồng chéo vừa bảo đảm đánh giá một cách sát thực kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phần vốn nhà nước tại DNNN trên cơ sở hoàn thiện cơ chế phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc phải có một đầu mối chịu trách nhiệm chính theo dõi việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN.
-Xây dựng quy chế thưởng, phạt hiệu quả về hành chính, kinh tế để bảo đảm cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp hạng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp cùng với các biện pháp chế tài đủ mạnh và kiên quyết thực hiện để làm cơ sở đánh giá kết quả, chấn chỉnh hoạt động, nhân sự Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Tăng cường hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty nhà nước có Hội đồng quản trị nhằm giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Tăng cường sự kiểm tra và đề cao trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn: Kiểm toán nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán độc lập và các cơ quan định giá doanh nghiệp khác. Phải coi trọng kết quả đánh giá của các cơ quan này như cơ sở dữ liệu để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
-Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng tại các doanh nghiệp trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tham gia đề ra và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược sản xuất kinh doanh, lãnh đạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các đoàn thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đi đôi với coi trọng việc ban hành và thực thi quy chế minh bạch trong công khai tài chính của doanh nghiệp, qui chế nội bộ khác làm cơ sở cho người lao động tham gia kiểm soát cán bộ và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.
Việc tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính của doanh nghiệp nhằm tăng tính trung thực, chính xác trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua đó
đánh giá thực chất hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời, có chế tài đủ mạnh khi phát hiện doanh nghiệp không trung thực trong thực hiện chế độ báo cáo. Doanh nghiệp báo cáo lãi nhưng thực chất là lỗ. Kiên quyết xử lý sớm, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, không để tình trạng vốn đầu tư của Nhà nước tiếp tục bị thất thoát. Có hình thức xử lý đích đáng và qui trách nhiệm vật chất cụ thể cho Giám đốc doanh nghiệp, Hội đồng quản trị doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp... trong việc để thất thoát vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.