Kinh nghiệm về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của một số

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của một số

trên thế giới

. Để thực hiện các quyền của mình đối với do

đầu tư, tài chính, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong các d , v.v… Có hai mô hình phổ biến là mô hình cơ quan hành chính nhà nước hoặc mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước.

1.2.2.1. Mô hình giao cho một doanh nghiệp là người thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu do

Để tách vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ ra khỏi vai trò sở hữu tài sản của Nhà nước và tiến dần đến việc xoá bỏ sự can thiệp hành chính của cơ quan nhà nước vào hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các thành phần kinh tế, một số nước như Trung Quốc, Hungari, Italia v.v... giao cho một tổ chức (không là cơ quan hành chính nhà nước) hoặc một công ty làm chủ sở hữu DNNN. Chẳng hạn, Hungari có Công ty Tư nhân hoá và Quản lý tài sản Nhà nước, Trung Quốc có SDIC, Xinh-ga-po có Temasek và Malaixia có Khazanah.

Các tổ chức, công ty được tổ chức theo mô hình trên có thể tạo lợi ích cho các doanh nghiệp vì nó là vật đệm có hiệu quả chống lại sự can thiệp của các bộ, ngành; đồng thời mô hình này có khả năng khai thác được lợi thế kinh tế qui mô lớn (do tổ chức, công ty là chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp). Các công ty này có chức năng là nhà đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp. Họ áp dụng các công nghệ quản trị tiên tiến để thực hiện chức năng tư vấn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước. Ngoài ra, các công ty này còn mở rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là Temasek. Hiện nay, Temasek, Khazanah đang được coi là mô hình quản lý vốn nhà nước thành công nhất ở châu Á.

Mô hình Temasek tại Singapore

Năm 1974, Chính phủ đã thành lập tập đoàn đầu tư vốn của nhà nước có tên là Temasek Holding để thực hiện đầu tư vốn nhà nước cho công ty theo chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ và giúp Chính phủ quản lý vốn nhà nước tại các công ty.

Temasek thuộc Bộ Tài chính. Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm. Bộ Tài chính giao cho Temasek thay mặt Bộ quản lý vốn nhà nước tại các công ty đang hoạt động, vốn nhà nước đầu tư tại các công ty, doanh nghiệp; Temasek chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình và chỉ báo cáo Bộ Tài chính các quyết định đầu tư vượt quá quyền hạn của mình và báo cáo định kỳ các nội dung theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Temasek có quyền hóa giá, bán tài sản nhà nước, bán công ty nhà nước, quản lý tiền cổ tức của công ty có vốn của Temasek. Đối với các CTCP mà Temasek có vốn, việc quản lý vốn ở các công ty này được Temasek thực hiện qua bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo công ty, yêu cầu các công ty báo cáo tình hình tài chính và hoạt động SXKD của mình, giám sát hoạt động của các công ty với tư cách là một cổ đông trong các công ty, tùy thuộc vào tỷ trọng vốn nhà nước đầu tư tại các công ty này.

Để thực hiện các quyền năng đó, Temasek được nhà nước cấp vốn ban đầu, được chủ động trong hoạt động và đầu tư phát triển. Số lợi nhuận thu được từ các công ty Temasek được dùng để đầu tư theo yêu cầu của nhà nước, theo đề nghị của các công ty hoặc gửi ngân hàng khi chưa sử dụng. Mục đích quan trọng hàng đầu của Temasek là bảo toàn vốn và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho tất cả các cổ đông Temasek của công ty trong đó có cổ đông nhà nước mà Temasek làm đại diện.

1.2.2.2

Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc

Phương thức tư nhân hóa này có thể mô tả tóm lược như sau: Chủ sở hữu nhà nước (Bộ Ngân khố làm đại diện) sử dụng các tài sản hiện vật của DNNN để hình thành nên tài sản chung của một công ty khác và trở thành đồng sở hữu của công ty đó. Công ty này được tổ chức dưới hình thức CTCP hoặc công ty TNHH với cơ cấu sở hữu vốn điều lệ bao gồm: Sở hữu của các nhà đầu tư bên ngoài (các công ty hoặc thể nhân khác) tối thiểu chiếm 25%; sở hữu của người lao động (thông qua hình thành Quỹ Trợ cấp xã hội) tối đa 15%; còn lại là sở hữu nhà nước với giá trị tùy theo từng công ty và phụ thuộc vào mức tài sản đã đóng góp.

Khác với trường hợp bán doanh nghiệp, việc lựa chọn nhà đầu tư để cùng với Bộ Ngân khố trở thành các đồng chủ sở hữu của CTCP hoặc công ty TNHH chỉ dựa trên cơ sở thương lượng trực tiếp sau khi có thư mời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối tượng áp dụng của biện pháp tư nhân hóa trực tiếp này là các doanh nghiệp cần có nguồn tài chính lớn và chắc chắn có các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào công ty.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, việc quản lý tài sản nhà nước tại các DNNN cơ bản thực hiện theo chế độ cổ phần. Quyền sở hữu cổ phần nhà nước có thể chia làm ba loại: 100%, trên 50%, dưới 50%. Nhà nước thành lập Công ty tài chính nhà nước thuộc Chính phủ và giao cho Công ty tài chính nhà nước nắm giữ số cổ phần mà nhà nước sở hữu. Quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp thông qua công ty đầu tư tài chính. Công ty tài chính có quyền giám sát, kiểm tra, chi phối các hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là người sở hữu vốn nhà nước tại DNNN, phải thường xuyên và định kỳ báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DNNN. Đồng thời, thông qua Công ty tài chính, nhà nước nắm bắt, định hướng việc đầu tư vốn nhà nước vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng, miền theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước.

Mô hình Công ty kinh doanh tài sản ở Trung Quốc

Nhằm đổi mới quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp; giải quyết việc tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh, nhà nước thực hiện vai trò chủ sở hữu dười hình thức cổ đông, người đầu tư vốn, không chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp…., Chính phủ Trung Quốc thành lập Tổng công ty kinh doanh tài sản nhà nước trực thuộc Chính phủ và các công ty thành viên tại các tỉnh, thành phố. Đây là tổ chức trung gian giữa nhà nước và doanh nghiệp, có nhiệm vụ giúp Chính phủ trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại DNNN bảo đảm số vốn này phải được bảo toàn và phát triển. Thực chất đây là công ty hoạt động theo mô hình công ty đầu tư tài chính của nhà nước, qua đó thực hiện việc chuyển đổi cơ bản quan hệ đầu tư vốn giữa nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà thông qua các công ty đầu tư tư vấn, bằng các cơ chế, chính sách tài chính để quản lý doanh nghiệp.

1.2.2.3

Mô hình này có thể theo hình thức là giao cho một bộ, một nhóm bộ hoặc một cơ quan tương đương thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Mô hình giao cho một bộ (hoặc Bộ Tài chính hoặc bộ chuyên ngành) thường thấy ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây trong đó có Việt Nam (trước đây là Tổng cục quản lý vốn - Bộ Tài chính) và ở Pháp. Mô hình giao cho nhiều cơ quan cấp bộ cùng tham gia quản l

như: Pakistan, Braxin, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Mô hình hoạt động t

Điển hình của

. Ngoài ra, Trung quốc cũng thành lập các SASAC địa phương quản lý hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn. M

Mục tiêu này được thực hiện thông qua các quyền lực rất lớn của SASAC theo các vai trò khác nhau, vừa ra văn bản pháp quy về cải cách và quản lý tài sản nhà nước, vừa tham gia quản lý và giám sát doanh nghiệp thông qua việc bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp và thực hiện công tác thống kê, kiểm toán.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)