5. Bố cục của luận văn
4.1.3 Mục tiêu tăng cường quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các DNNN của tỉnh Vĩnh Phúc phải hướng tới mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất, hình thành khung pháp lý chế định toàn diện các hành vi liên quan đến quản lý và sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Trước hết, nhà nước phải tạo lập được hành lang pháp lý đầy đủ, điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước (với tư cách là chủ sở hữu vốn) với doanh nghiệp (với tư cách là người sử dụng vốn) là cơ sở cho việc tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp trong quá trình quản lý, sử dụng vốn nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả, tránh nguy cơ biển thủ, tham nhũng, lạm dụng, làm thất thoát vốn nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình chủ động hoạt động SXKD của mình. Nhà nước cần qui định những nguyên tắc cơ bản về quản lý vốn nhà nước tại các DNNN làm cơ sở cho các cơ quan của nhà nước, của tỉnh cũng như các doanh nghiệp coi đó là hành lang pháp lý để thực hiện.
Trên cơ sở những qui định mang tính nguyên tắc đó, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh phải tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chế độ quản lý cụ thể phù hợp với tình hình địa phương, xây dựng một cách đồng bộ hệ thống các qui định về quản lý, sử dụng vốn của các cơ quan quản lý cũng như cơ quan sử dụng vốn; qui định rõ quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn đảm bảo quản lý chặt chẽ, không chồng chéo, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động quản lý vốn nhà nước tại DNNN. Đặc biệt, chú trọng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cụ thể, rõ ràng, minh bạch làm công cụ cho nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong hoạt động của mình: doanh thu, chi phí, chế độ tiền lương, tiền thưởng, hạch toán kế toán, chế độ thống kê, báo cáo… cho phép cả cơ quan kiểm soát và doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được tốt hơn, hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, chi phí kiểm soát của nhà nước vì thế được tiết kiệm hơn mà lại không gây lãng phí và phiền hà cho doanh nghiệp.
Thứ hai, hình thành hệ thống cơ quan quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với các DNNN do tỉnh quản lý vừa đảm bảo vai trò quản lý chặt chẽ, không chồng chéo của Nhà nước, vừa đảm bảo cho phép doanh nghiệp tự chủ kinh doanh vốn.
Sự phân định rõ quản lý nhà nước và quyền tự chủ SXKD của doanh nghiệp phải được cụ thể hóa thành quan hệ trách nhiệm, quyền hạn cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước và người đại diện DNNN. Việc quản lý nguồn vốn nhà nước tại DNNN nên đưa về một cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm. Cần quán triệt đối tượng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước là quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chứ không phải quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước không được can thiệp trực tiếp vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp mà chỉ được can thiệp ở quyền hạn chủ đầu tư với các mức độ phân cấp rõ ràng cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước theo luật định như các doanh nghiệp khác, còn phải chịu sự kiểm soát của nhà nước về việc sử dụng vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ ba, các DNNN thuộc tỉnh quản lý phải đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, bảo toàn và tăng trưởng. Đây là mục tiêu cao nhất mà các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh cần hướng tới.
Nhà nước đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Căn cứ vào vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng như vị trí, lợi thế của doanh nghiệp mà nhà nước giao vốn và đặt ra mục tiêu cho doanh nghiệp. DNNN khi sử dụng vốn nhà nước phải tuân thủ các mục tiêu đã được xác định. Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp kinh doanh, thì mục tiêu của nhà nước đặt ra là chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ cổ tức được chia trên vốn...; đối với doanh nghiệp công ích, cung cấp hàng hóa công cộng thì mục tiêu mà nhà nước đặt ra cho doanh nghiệp là số lượng, chủng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ … Các doanh nghiệp không được tùy ý sử dụng vốn nhà nước theo ý chủ quan của doanh nghiệp. Song khi qui định các mục tiêu cụ thể cho từng doanh nghiệp, nhà nước cần quan tâm đến lợi thế của từng doanh nghiệp để chọn phương án thực hiện sao cho có hiệu quả cao nhất, chỉ có vậy mới nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao.
4.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới