Thực tiễn công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 61)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực tiễn công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên

tỉnh Vĩnh Phúc

Các cơ quan, đơn vị quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện vai trò quản lý nhà nước thông qua giám sát. Việc giám sát nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán nợ đối với từng doanh nghiệp để xem xét quyết định việc tăng thêm hoặc giảm bớt số vốn đầu tư vào doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp và quyết định thưởng phạt đối với người quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp. Ngoài ra, giám sát doanh nghiệp còn để đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán hiện hành và đánh giá tổng thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho việc ban hành, hoàn thiện các chính sách vĩ mô và chế độ đối với doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực, thực hiện sự hỗ trợ đối với trường hợp cần hỗ trợ của nhà nước nhằm khắc phục những khó khăn tạm thời và phát triển doanh nghiệp.

3.2.2.1. Quản lý việc sử dụng vốn nhà nước tại các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc với tư cách là chủ sở hữu thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp. Sở Tài chính được giao nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tự thực hiện giám sát, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thông qua bộ máy quản lý từ Chủ tịch (Giám đốc), các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và các tổ chức như kiểm toán nội bộ, thanh tra nhân dân.

* Nội dung quản lý vốn nhà nước tại các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

Đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:

quản lý hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp; đánh giá việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp và hiệu quả của

quá trình đầu tư; quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp;

Giám sát bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm; doanh thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác. Kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Phân tích về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

Giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý điều hành doanh nghiệp.

* Phương thức thực hiện

Kết hợp các phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong và giám sát sau. Tổ chức giám sát doanh nghiệp trên cơ sở liên tục và định kỳ, kết hợp việc giám sát thông qua công tác kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch đã lập với giám sát thông qua báo cáo tài chính và báo cáo khác có liên quan do doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời tăng cường việc giám sát thông qua công tác kiểm tra xem xét tính khả thi, quá trình thực hiện và kết quả tuân thủ các quy định pháp luật trong việc triển khai các kế hoạch, dự án đầu tư, phương án huy động vốn và các dự án khác của doanh nghiệp.

Hàng năm, Sở Tài chính căn cứ vào báo cáo tự giám sát và kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp để tổng hợp báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp gửi lên chủ sở hữu và gửi Bộ Tài chính.

Kết thúc năm tài chính, Sở Tài chính tiến hành kiểm tra giám sát tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc kiểm tra trực tiếp hệ thống chứng từ, sổ kế toán, thông tin số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp; đánh giá việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật về kế toán, thống kê; quản lý doanh thu, chi phí; quản lý đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp; phân phối kết quả hoạt động và trích lập các quỹ tài chính doanh nghiệp theo chế độ hiện hành. Từ đó, tổng hợp số liệu báo cáo giám sát tài chính và báo cáo xếp loại doanh nghiệp, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Viên chức quản lý tại doanh nghiệp, gửi lên chủ sở hữu và gửi Bộ Tài chính.

3.2.2.2. Quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối

Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Sở Tài chính.

Hiện tại, tỉnh Vĩnh Phúc đang áp dụng hai mô hình cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Mô hình thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước đại diện toàn bộ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mô hình này thực hiện ở Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc, đây là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ. Theo đó, một cá nhân là lãnh đạo Phòng Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính Vĩnh Phúc được cử đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Mô hình thứ hai, phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao cho các cá nhân trong doanh nghiệp đại diện, bao gồm: Giám đốc, các phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch công đoàn. Mô hình này áp dụng ở 4 doanh nghiệp: Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên, Công ty cổ phần môi trường và công trình đo thị Phúc Yên.

Ngoài ra, doanh nghiệp tự thực hiện giám sát, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thông qua Hội đồng quản trị và bộ máy quản lý từ Giám đốc (Tổng Giám đốc), các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Ban kiểm soát và các tổ chức như Công Đoàn, kiểm toán nội bộ, thanh tra nhân dân.

* Nội dung công tác quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần:

Đánh giá, giám sát tình hình tài chính, chấp hành pháp luật và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp; tình hình huy động vốn, vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Giám sát việc quản lý, hiệu quả sử dụng, tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

Giám sát việc phân phối lợi nhuận, thu lợi tức, lợi nhuận được chia và phân chia rủi ro từ phần vốn đã góp.

* Phương thức thực hiện:

người đại diện. Trường hợp cần thiết, chủ sở hữu phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty về việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

Định kỳ 6 tháng và kết thúc năm tài chính, Sở Tài chính căn cứ vào báo cáo giám sát của người đại diện vốn nhà nước, báo cáo tự giám sát và kết quả hoạt động của doanh nghiệp để tổng hợp gửi lên chủ sở hữu và gửi Bộ Tài chính.

Sở Tài chính cũng tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty cổ phần như đối với công ty 100% vốn nhà nước, riêng việc phân phối lợi nhuận thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)