Thực hiện triệt để hơn tách chức năng quản lý nhà nước với chức

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Thực hiện triệt để hơn tách chức năng quản lý nhà nước với chức

thực hiện các quyền chủ sở hữu, tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp

Thực hiện giao cho DNNN quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ sở hữu về bảo toàn vốn, về hiệu quả trong SXKD kèm theo qui định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và có chế tài xử lý vi phạm nhằm tách bạch giữa quyền sở hữu vốn nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của DNNN bằng các qui định cụ thể trong các văn bản pháp luật là vấn đề mấu chốt, là động lực quyết định đến sự phát triển của hệ thống DNNN ở nước ta hiện nay.

Thực hiện đúng quy định của Luật doanh nghiệp giao quyền tự chủ kinh doanh, được hạch toán và bù đắp chi phí đầy đủ đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích. Đồng thời, xây dựng lộ trình từng bước tách bạch dần nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận với các nhiệm vụ an sinh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận.

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp địa phương trên cơ sở hoàn thiện cơ chế phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc phải có một đầu mối chịu trách nhiệm chính theo dõi việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích,

đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN. Các doanh nghiệp có vốn nhà nước phải thực hiện đầy đủ các báo cáo theo qui định về một đầu mối đó, làm cơ sở cho cơ quan này nắm bắt, tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp nói chung, quản lý hiệu quả sử dụng vốn nhà nước nói riêng. Tránh tình trạng như hiện nay, quản lý cấp phép kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư, nhưng quản lý tình hình hoạt động của doanh nghiệp do Sở Tài chính, song lại qui định doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ nộp báo cáo cho cơ quan cấp giấy phép (Sở Kế hoạch - Đầu tư) nên dẫn đến tại các địa phương có lúc gây chồng chéo trong quản lý, có lúc không có cơ quan nào quản lý tạo ra sự lỏng lẻo trong việc quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)