6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.4. Xúc tiến mở rộng thị trƣờng, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản
quản trị kinh doanh và đào tạo kỹ thuật
- Xúc tiến mở rộng thị trƣờng: Các chƣơng trình xúc tiến mở rộng thị trƣờng cho doanh nghiệp do hai trung tâm Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ thuộc Sở Công thƣơng và Trung tâm đối ngoại thuộc Sở Ngoại vụ làm đầu mối để tổ chức cá hoạt động xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp, nhất là các DNCNNVV.
Hằng năm, tỉnh thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, trọng tâm là các thị trƣờng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các hoạt động chính của chƣơng trình : tổ chức các chuyến khảo sát thị trƣờng ở nƣớc ngoài; tổ chức cho
các doanh nghiệp tham quan và dự các triển lãm sản phẩm tại thị trƣờng nƣớc ngoài để quảng cáo và tìm kiếm đối tác tiêu thụ hàng hóa; xây dựng các trung tâm dữ liệu thông tin về thị trƣờng, sản phẩm, đối tác,... để cung cấp cho các doanh nghiệp; thực hiện các chƣơng trình đào tạo về lĩnh vực thƣơng mại, xúc tiến thƣơng mại cho các DNCNVV;.... Đến nay, chƣơng trình đã đạt đƣợc một số hiệu quả nhất định.
- Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị kinh doanh và đào tạo kỹ thuật
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của đã đƣợc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh.
Đối với các DNCNNVV, đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh hết sức quan trọng. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, yêu cầu đào tạo về quản lý sở hữu trí tuệ, về hội nhập và hƣớng dẫn các DNCNNVV xây dựng thƣơng hiệu, xây dựng các tiêu chuẩn về chất lƣợng hàng hóa và môi trƣờng là vấn đề nổi cộm và cấp bách.
Hiện nay các DNCNNVV dùng DV tƣ vấn và đào tạo liên quan đến các vấn đề về hệ thống quản trị kinh doanh. Những DV tƣ vấn và đào tạo trong quản trị nhƣ quản trị doanh số và giá, phân phối, chiến lƣợc Marketing và khuyến mãi, quản lý nhân sự, kế toán, quản trị hoặc lựa chọn và định vị sản phẩm và lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp là những lĩnh vực mà các DNCNNVV đang cần.
UBND tỉnh đã phê duyệt hai đề án vào các năm 2006, 2008 về đào tạo phát triển doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giải đoạn 2006-2007 và 2008-2009 với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng (Trong các 2001-2004, kinh phí cho đào tạo hàng năm là 280 triệu đồng, năm 2004 đào tạo 4 lớp Kế toán trƣởng và nghiệp vụ kế toán, kinh phí 180 triệu đồng; năm 2005 đào tạo 8 lớp (cán bộ quản lý, quản lý kinh tế) kinh phí 247 triệu đồng; năm 2006 đào tạo 12 lớp (5 lớp khởi sự, 3 lớp quản trị doanh nghiệp, 2 lớp giảng viên), kinh phí 171 triệu đồng; năm 2007 đào tạo 21 lớp (6 lớp khởi sự, 14 lớp quản trị doanh nghiệp) kinh phí 527 triệu đồng; năm
2008 đào tạo 44 lớp (5 lớp quản trị, 14 lớp khởi sự doanh nghiệp); năm 2009 đào tạo 7 lớp quản trị, 15 lớp khởi sự doanh nghiệp).
* Hỗ trợ về tư vấn và đào tạo hỗ trợ kinh doanh thương mại cho các DNCNNVV còn có những hạn chế sau:
Về DV đào tạo, hiện nay các DV đào tạo nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh phần lớn kinh phí thực hiện đều từ nguồn tài trợ của chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế. Chƣơng trình đào tạo thƣờng đƣợc chỉ đạo từ các tổ chức tài trợ hoặc từ các ngành cấp trên, về mặt chủ trƣơng và mục đích cũng xuất phát từ yêu cầu của phát triển. Nhƣng thực tế, các chƣơng trình chƣa sát với những yêu cầu cấp thiết và bức xúc của các DNCNNVV. Mặt khác các chƣơng trình này thƣờng chỉ tập trung tại các đô thị, các trung tâm thƣơng mại công nghiệp, điều kiện thuận lợi, thu hút đƣợc đông học sinh. Trong khi đó, các địa phƣơng ở vùng miền núi xa các trung tâm đô thị, điều kiện giao thông khó khăn, chi phí lớn, khó thu hút đƣợc học sinh, rất ít đƣợc các ngành, các cơ quan quan tâm tổ chức.
Các lớp đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh cho DNCNNVV lại càng thiếu, hầu hết các DNCNNVV phải tuyển lao động về và đào tạo lại. Tuy nhiên việc đào tạo này không đƣợc bài bản nên chất lƣợng lao động trong DNCNNVV không cao.
Vì vậy, có thể nói rằng về cơ bản các DV đào tạo thực sự chƣa hỗ trợ đƣợc cho các DNCNNVV.
* Một số nguyên nhân cụ thể của những hạn chế trên:
Nguyên nhân thứ nhất liên quan đến chất lƣợng các DV đào tạo, đặc biệt là đào tạo nâng cao trình độ quản lý và trình độ tác nghiệp trong kinh doanh với nguồn kinh phí đƣợc tài trợ thƣờng không cao do tình trạng chạy theo số lƣợng để lấy kinh phí và thiếu quy trình sát hạch bắt buộc. Các chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng và nâng cao khác, có sát hạch, có cấp chứng chỉ nhƣng phần lớn ngƣời đi học lại từ các cơ quan nhà nƣớc, từ các đoàn thể xã hội, đi học để lấy chứng chỉ hoặc lên lƣơng hoặc đƣợc cơ cấu đề bạt, vì vậy về cả phía ngƣời cung cấp lẫn ngƣời đƣợc
cung cấp đều ít quan tâm đến chất lƣợng thực sự của nó. Các DNCNNVV nhất là các DNCNNVV tƣ nhân thƣờng không tin tƣởng vào chất lƣợng các DV này.
Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân về nhận thức và thói quen của các DNCNNVV. Các DNCNNVV chƣa nhận thức đƣợc một cách đầy đủ rằng với tốc độ phát triển cao về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin của thời đại, muốn phát triển đƣợc, các DNCNNVV nếu chỉ dựa vào những kiến thức và kỹ năng của mình thì hoàn toàn chƣa đủ mà phải tận dụng đƣợc trí tuệ của nhân loại, đặc biệt phải sử dụng đƣợc kiến thức và kỹ năng của những nhà chuyên môn cao trong những lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại. Để sử dụng một cách lâu dài đó là phát triển DV đào tạo, để sử dụng một cách tức thời mà không cần thiết có thêm nhân lực đó là DV tƣ vấn.
Mặt khác, các DNCNNVV vẫn tự cho rằng tự mình tìm hiểu và nắm bắt đƣợc vấn đề thì tốt hơn là đi mua tƣ vấn của ngƣời khác. Đồng thời các giám đốc và các chủ DNCNNVV thƣờng ít khi tự nhận là bản thân mình và DN mình là yếu về quản lý hoặc về nghiệp vụ để phải dùng DV tƣ vấn
Nguyên nhân thứ ba là vấn đề khó khăn về kinh phí của DNCNNVV: đối với các DNCNNVV ngoài quốc doanh thƣờng rất khó khăn về kinh phí để gửi nhân viên đi đào tạo ở bên ngoài, vì thực hiện đào tạo ở ngoài thƣờng kinh phí cao hơn nhiều so với đào tạo tại chỗ, đồng thời họ cũng cho rằng, với nguồn kinh phí eo hẹp của DN, bỏ tiền ra mua tƣ vấn của ngƣời khác đôi khi lãng phí mà không đƣợc gì.
Thực tế thì DNCNNVV là nơi tạo việc làm cho những ngƣời lần đầu tiên (thƣờng là những ngƣời chƣa đƣợc đào tạo, chƣa có nghề gì) tham gia thị trƣờng lao động. Họ đƣợc DNCNNVV nhận vào làm, đƣợc học nghề để có thể đảm nhận công việc, nhƣng khi có kinh nghiệm rồi họ thƣờng hƣớng tới những nơi có triển vọng tốt hơn, DNCNNVV lại thƣờng không có cơ hội để tiếp nhận những lao động lành nghề hay các chuyên gia đã đƣợc đào tạo. Tình trạng lao động không đƣợc đào tạo và chất lƣợng thấp là phổ biến ở các DNCNNVV.