6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.3.3.1. Nguyên nhân từ nhận thức
- Nhận thức chung của xã hội và nhận thức của các ngành, các cấp chưa đúng về vị trí và tầm quan trọng của các DNCNNVV trong cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập hiện nay: Tuy trong những năm gần đây, với đƣờng lối đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta đã từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu theo xu hƣớng tiến bộ của thời đại, tỷ trọng thu nhập của khu vực thƣơng mại đã tăng nhanh hơn nhiều so
với các khu vực khác nhƣng do ảnh hƣởng lâu dài của tƣ duy kinh tế hiện vật và tự cung tự cấp trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp và kế hoạch hóa trƣớc đây, nhận thức chung của xã hội và của các chủ thể kinh tế là chƣa đánh giá hết vị trí và tầm quan trọng của các DNCNNVV. Bất cập của nhận thức không đầy đủ này dẫn đến một số hệ quả sau:
+ Hệ quả thứ nhất là từ nhận thức trên nên quan điểm chung của xã hội đều cho rằng DNCNNVV chỉ là những DN phục vụ, phát triển một cách tự phát từ nhu cầu của đời sống xã hội, của con ngƣời, không tạo ra giá trị trong chuỗi giá trị của sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cho đến nay tuy tỷ trọng đóng góp trong GDP của DNCNNVV là rất đáng kể, nhƣng khu vực các DNCNNVV vẫn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển đúng mức, đồng thời cũng chƣa có một chiến lƣợc, định hƣớng hay một quy hoạch, chƣơng trình nào cho quá trình phát triển lâu dài.
+ Hệ quả thứ hai là quan điểm và chính sách hỗ trợ DNNVV nói chung và hỗ trợ DNCNNVV nói riêng của ta vẫn nặng nề về những hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời sản xuất nhƣ giảm thuế, xóa nợ, trợ cấp giá mua nguyên vật liệu, trợ cấp tiền cƣớc vận chuyển…để giảm giá đầu vào và giảm giá thành sản xuất.
+ Hệ quả thứ ba là chính sách và giải pháp phát triển một số DV hỗ trợ cần thiết cho DNCNNVV nhƣ DV cung cấp thông tin, đào tạo, xúc tiến thị trƣờng…vẫn là chính sách bao cấp và phân phối, ở mức độ nào đó vẫn nặng nề vè cơ chế xin cho nhƣ bao cấp tiền lƣơng và chi phí hoạt động cho các tổ chức và cơ quan của nhà nƣớc cung cấp các DV, chia chỉ tiêu tuyển sinh và chia kinh phí đào tạo, kinh phí xúc tiến thƣơng mại…
Những hỗ trợ trực tiếp và bao cấp DV này ở một mức độ nào đó làm méo các chính sách hỗ trợ, làm cản trở sự phát triển của một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và tác hại lớn nhất là làm cho các DNCNNVV lẫn các tổ chức cung cấp DV hỗ trợ đƣợc ấn định có thói quen ỷ lại vào sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà nƣớc, không tự vƣơn lên và tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trƣớc xu thế hội nhập và toàn cầu hóa; một số nhà cung cấp DV hỗ trợ tiềm năng đặc biệt là các nhà cung cấp tƣ nhân và nƣớc ngoài không muốn cạnh tranh với các DV hỗ trợ đƣợc cung
cấp miễn phí hoặc đƣợc trợ cấp từ ngân sách của nhà nƣớc. Đồng thời, việc cung cấp các DV hỗ trợ miễn phí hoặc đƣợc bao cấp sẽ ảnh hƣởng tới quan niệm của DNCNNVV cho rằng chất lƣợng những hỗ trợ này là thấp.
Bên cạnh đó, nhận thức của các ngành, các cấp, nhất là của các tổ chức hỗ trợ nhƣ hỗ trợ tài chính ngân hàng, đào tạo …vv chƣa đầy đủ và còn lệch lạc về vai trò của DNCNNVV trong phát triển kinh tế xã hội.
Một số cán bộ, nghiệp vụ của các tổ chức này hầu nhƣ mới chỉ nhìn thấy những mặt trái của DNCNNVV nhất là các DNTN, đó là sự thiếu ổn định, hiệu quả thấp, rủi ro cao…nhƣ các phần trên đã phân tích mà chƣa thấy hết các vai trò to lớn của các DN này trong nền kinh tế nhiều thành phần và trong những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay. Vì vậy, trong thực tế vẫn tồn tại một quan niệm dai dẳng ngăn cản sự phát triển của các chính sách hỗ trợ đối với DNCNNVV là sự phân biệt giữa DNNN và DNTN mà chủ yếu là DNCNNVV khi xử lý các công việc liên quan đến vấn đề hỗ trợ nhất là các chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng.
3.3.3.2. Nguyên nhân từ môi trường pháp lý và chính sách phát triển
- Môi trƣờng pháp lý chƣa thực sự thông thoáng. Trong một số chính sách hỗ trợ nhất định nhà nƣớc vẫn duy trì “độc quyền KD” cho các tổ chức nhà nƣớc và trong một chừng mực nào đó “độc quyền nhà nƣớc dần chuyển sang độc quyền của DN” nhƣ viễn thông, giao nhận trong sân bay, bến cảng. Các DN độc quyền không bị áp lực cạnh tranh của các đối tác khác, đồng thời do những hạn chế nhất định về năng lực và hiệu quả, dẫn đến giá cung cấp DV quá cao ảnh hƣởng tới sức cạnh tranh của các DNCNNVVkinh doanh hàng hóa sản xuất trong nƣớc.
- Thiếu sự liên hệ, phối hợp và thống nhất giữa các chính sách hỗ trợ DNCNNVV của nhà nƣớc, của các ngành, các cấp với hoạt động hỗ trợ, tài trợ của các hiệp hội, các chƣơng trình quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà trƣờng, các viện, các trung tâm …vv nên hiệu quả tác động của các chính sách hỗ trợ cho các DNCNNVV là rất thấp.
- Hệ thống luật, chính sách phát triển DNCNNVV còn nhiều bất cập và trong một chừng mực nào đó còn thiếu bình đẳng:
Những bất cập trong chế độ kế toán của Việt Nam về chi phí “hợp lệ”. “hợp lý” và “hợp pháp” làm cho các DNCNNVV thiếu mạnh dạn mua các DV hỗ trợ KD. Những quy định này hiện đang làm cản trở đến việc hình thành các tài sản vô hình của DN nhƣ hình thành thƣơng hiệu, uy tín và thị phần của DNCNNVV, cản trở khả năng thâm nhập các thị trƣờng mới của DN và đặc biệt là cản trở đến việc xây dựng một đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm, hiểu biết rộng và năng động.
Một loạt các bất cập khác làm hạn chế khả năng tác động của các chính sách hỗ trợ đối với DNCNNVV trong quy định của ngân hàng về tài sản thế chấp, về tín chấp, về bộ chứng từ cần xuất trình để đƣợc tài trợ tín dụng nhƣ phân tích ở DV tài chính Ngân hàng…
3.3.3.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế và thực trạng của nền kinh tế
Về cung, do ngân sách của nhà nƣớc và của các địa phƣơng thƣờng xuyên thiếu, thu không đủ bù chi , nên quan điểm chung là ƣu tiên và tập trung cho các dự án trọng điểm của các ngành SX kinh doanh nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, thủy sản, trồng rừng…và các chƣơng trình lớn về xã hội nhƣ giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, chống tệ nạn xã hội…phần ngân sách để phát triển các DNCNNVV là rất hạn chế. Về phía các DN do không có đủ vốn để đầu tƣ xây dựng và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nhƣ phƣơng tiện vận tải, kho tàng, trƣờng lớp, thiết bị thông tin…đặc biệt là để đầu tƣ đào tạo xây dựng đội ngũ nhân lực thành thạo và thuê chuyên gia giỏi, vì vậy rất ít có DN trong nƣớc, nhất là các DN tƣ nhân có đủ điều kiện và năng lực cung cấp các DV hỗ trợ kinh doanh thƣơng mại có chất lƣợng cao.
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2013-2015 4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
4.1.1. Các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu Quảng Ninh đặt ra
a- Về kinh tế: Quảng Ninh phấn đấu tăng trƣởng GDP bình quân (giá so sánh) trên 13%/năm; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng bình quân trên 13,5%/năm; Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng bình quân trên 3,5%/năm; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân trên 14,4%/năm; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 7%/năm; Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tăng bình quân trên 10%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015: 3.000 - 3.050 USD. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015: Công nghiệp và xây dựng 53% - nông, lâm, ngƣ nghiệp 4% - các ngành dịch vụ 43%. Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.
b- Về xã hội: Giải quyết việc làm mới hàng năm: 2,6 vạn lao động; Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới): 1,1%/năm; Giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,02%/năm. Đến năm 2015: Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống còn 15%; 100% xã, phƣờng, thị trấn có bác sỹ làm việc; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dƣới 4,3%.
c- Về môi trƣờng (đến năm 2015): Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5% trở lên; Tỷ lệ dân nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc hợp vệ sinh trên 95%; Thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 90%.
d- Về xây dựng Đảng: Tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh: 75%/năm; Đảng viên đủ tƣ cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 75%/năm; Tỷ lệ kết nạp đảng viên mới đạt 3% trở lên/năm.
4.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển
- Phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản và tiềm năng du lịch để Quảng Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển ổn định, lâu dài.
- Tăng cƣờng đầu tƣ các thiết chế văn hóa, thể thao, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm khoảng cách giữa các vùng, miền.
- Tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, công nhân kỹ thuật lành nghề.
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, tạo bƣớc chuyển rõ nét về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tƣ, tạo môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh. Thực hiện có kết quả Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 theo chỉ đạo của Trung ƣơng.
- Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Thƣờng xuyên duy trì và nâng cao tính thiết thực, hiệu quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh". Phát huy dân chủ và vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.
4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
4.2.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Trên cơ sở mục tiêu phát triển chung của tỉnh đã xác định, trên cơ sở phân tích trong chƣơng 3, theo cá nhân tác giả, có thể đƣa ra một số quan điểm chủ đạo cho phát triển DNCNNVV nhƣ sau:
Một là, hỗ trợ cho DNCNNVV phải nhằm tới mục tiêu quan trọng nhất là thu hút đƣợc nhiều nguồn lực trong xã hội, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của các
DNCNNVV trong nền kinh tế quá độ, tồn tại nhiều thành phần kinh tế hiện nay của nƣớc ta để phát triển và phát triển kinh tế - xã hội nói chung .
Hai là, chính sách hỗ trợ DNCNNVV phải bảo đảm thực hiện đƣợc sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các loại hình DN, không những chỉ bình đẳng về cung mà còn bình đẳng cả về cầu, và đó chính là một cơ sở để tạo lập một thị trƣờng lành mạnh, phong phú và đa dạng.
Ba là, hỗ trợ phát triển các DNCNNVV không chỉ nhằm vào mục tiêu hỗ trợ các DNCNNVV trƣớc mắt, mà về lâu dài, bản thân các DNCNNVV nói riêng, ngành công nghiệp nói chung phải trở thành ngành có tỉ trọng cao trong tổng thu nhập quốc dân, dẫn dắt phát triển các ngành kinh tế khác phát triển và có khả năng cạnh tranh cao, không chỉ trên thị trƣờng nội địa mà cả trên thị trƣờng quốc tế.
4.2.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Hỗ trợ DNCNNVV phải phù hợp với những định hƣớng chính trong chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp của quốc gia và của tỉnh từ nay đến năm 2020, đó là: ngành công nghiệp đƣợc phát triển phải thực sự hỗ trợ cho sự nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành kinh tế, đảm bảo sản phẩm sản xuất trong nƣớc có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao…
Một trong những định hƣớng quan trọng của quá trình hỗ trợ phát triển DNCNNVV là chú trọng hỗ trợ các DNCNNVV thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lƣợng và uy tín của hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Hỗ trợ DNCNNVV về lâu dài phải hƣớng tới việc mở rộng thị trƣờng và phải đƣợc đặt trong điều kiện tự do hóa về thƣơng mại và dịch vụ. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO các chính sách hỗ trợ DNCNNVV phát triển một cách lành mạnh, chịu sự tác động đầy đủ của cơ chế thị trƣờng, sẵn sàng đón nhận với những thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
Để khắc phục những hạn chế bất cập trong hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển các DNCNNVV, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chính sách có liên quan. Trong phần này, luận văn xin đƣợc đề cập đến giải pháp hỗ trợ DNCNNVV nhìn từ hai góc độ vĩ mô và vi mô. Nhóm giải pháp vi mô chủ yếu liên quan đến DNCNNVV, nhóm một số giải pháp vĩ mô chủ yếu liên quan đến Nhà nƣớc với vai trò tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của các DNCNNVV.
4.3.1. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tín dụng
Để DNCNNVV có thể tiếp cận đƣợc với các nguồn tài chính tín dụng, Nhà nƣớc cần hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tạo ra nhiều hình thức hỗ trợ, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, các giải pháp nhằm mở rộng thị trƣờng DV và tăng cƣờng các nguồn tín dụng cho DNCNNVV bao gồm:
- Tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, mở rộng cửa và tháo gỡ những cản trở hiện nay đang làm hạn chế phát triển thị trƣờng DV tài chính tín dụng, đồng thời tạo lập môi trƣờng chính trị xã hội ổn định, lành mạnh, an toàn và tin tƣởng để các thành phần kinh tế tƣ nhân, các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, ngân hàng nƣớc ngoài an tâm tham gia rộng rãi vào việc cung ứng các DV tài chính ngân hàng nhƣ DV tín dụng, DV tài trợ DNNVV, DV bảo hiểm…
- Có các chính sách đảm bảo hình thành thị trƣờng vốn hoàn chỉnh theo cơ chế thị trƣờng, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ cho các DN, nhất là DNCNNVV. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán, Cty đầu tƣ tài chính, quỹ tín thác đầu tƣ… sẽ tăng cƣờng việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trƣờng và nhanh chóng phát huy tác dụng để tài trợ cho DNCNNVV.
Thứ hai, các giải pháp tăng cƣờng khả năng tiếp cận của DNCNNVV đối với