6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.1. Hỗ trợ tài chính các DNCNNVV
Chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư nhằm hỗ trợ các dự án đầu tƣ phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chƣơng trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững. Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ về Tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc đƣợc vay vốn với lãi suất thấp (hiện tại là 6,6%/năm).
Trong quá trình thực hiện gặp phải một số vƣớng mắc Nghị định số 106/2004/NĐ-CP chỉ cho vay các dự án thuộc danh mục và một số chƣơng trình, dự án theo quyết định của Chính phủ mà không cho vay các chƣơng trình, dự án theo định hƣớng của địa phƣơng trong khi không phải trong cùng một thời điểm tất cả các địa phƣơng đều đồng loạt phát triển kinh tế theo định hƣớng của Chính phủ. Tỷ lệ vốn cho vay đầu tƣ thấp dù nhu cầu rất lớn, chỉ 50-70% trên tổng vốn đầu tƣ (trừ những dự án sản xuất hàng xuất khẩu hoặc có những quy định riêng của Chính phủ về các chính sách ƣu đãi nhƣ ngành dệt may, điện tử, ...), nên nhiều dự án phải vay vốn ở nhiều nơi gây khó khăn cho chủ đầu tƣ. Số lƣợng dự án đƣợc hƣởng ƣu đãi vay tín dụng còn quá ít do đối tƣợng quy định trong Nghị định số 106/NĐ-CP bị hạn chế, đa số là ƣu đãi cho các dự án về phát triển nông nghiệp và dự án thuộc các ngành mà thành phố không khuyến khích phát triển (di dời ra ngoại thành hoặc ra khỏi thành phố).
Chương trình Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Chính phủ ban hành Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 nhằm hỗ trợ các dự án đầu tƣ phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chƣơng trình kinh tế
lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững.
Một số vƣớng mắc trong quá trình thực hiện : Quỹ Hỗ trợ Phát triển chƣa chấp thuận hỗ trợ lãi suất đối với các trƣờng hợp nợ quá hạn trong vòng 10 ngày. Trong khi theo quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam tại quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN ngày 01/7/2002 về việc thực hiện chuyển nợ quá hạn các khoản nợ vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng và công văn số 950/NHNN-CSTT ngày 03/9/2002 về chuyển nợ quá hạn đối với trƣờng hợp chậm trả nợ gốc, lãi vốn vay thì đối với các khoản nợ đến hạn phải trả theo hợp đồng tín dụng, nếu chủ đầu tƣ không trả đƣợc sau 10 ngày làm việc thì mới coi là nợ quá hạn. Các dự án mà chủ đầu tƣ vay vốn của Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính thì không đƣợc hƣởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ.
Nhìn chung, vốn và vay vốn luôn là một khó khăn của các DNCNNVV, do phần lớn DNCNNVV chƣa có bề dày và uy tín trên thƣơng trƣờng, lại thiếu tài sản thế chấp khi muốn vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Tỉnh đã có những hoạt động tích cực trong hoạt động trợ giúp cho các DNCNNVV tiếp cận đến các nguồn vốn nhƣ xúc tiến thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, thành lập Quỹ đầu tƣ phát triển để các DNCNNVV vay vốn với lãi xuất ƣu đãi hoặc hỗ trợ lãi xuất đầu tƣ; thông qua các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để cho các DNCNNVV vay phát triển; Dùng ngân sách của địa phƣơng để hỗ trợ các DN có dự án đầu tƣ đƣợc duyệt, hoặc hỗ trợ lãi xuất sau đầu tƣ; tạo điều kiện cho các DNCNNVV tiếp cận các nguồn vốn qua các kênh chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển,các ngân hàng thƣơng mại, vốn nhàn rỗi từ kho bạc Nhà nƣớc.
* Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực trên, thực trạng trợ giúp các DNCNNVV tiếp cận các nguồn tín dụng còn nhiều hạn chế. Cụ thể là:
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến hỗ trợ cho DNCNNVV đang thiếu và yếu. Một số DV mới ra đời nhằm khắc phục những hạn chế về vốn, yêu cầu về tài sản thế chấp, rủi ro cao của các DNCNNVV nhƣ DV thuê tài chính, bảo hiểm tỷ giá, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm tín dụng XNK là cực kỳ quan trọng
giúp DNCNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh, nhƣng hiện nay các DNCNNVV hầu nhƣ chƣa tiếp cận và khai thác đƣợc các DV này.
Thứ hai, chính sách hỗ trợ tài chính thông qua việc cho vay vốn với mức lãi suất thấp, ƣu đãi chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp, hoặc các DNCNNVV không đáp ứng đƣợc các điều kiện, hoặc gặp phải rào cản của thủ tục. Mặt khác, mức lãi suất nhiều biến động trong thời gian qua gây không ít khó khăn cho DNNCNNV xác định nhu cầu và thời điểm vay vốn phù hợp.
Thứ ba, nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ cho DNCNNVV đang còn thiếu, thủ tục nặng nề cứng nhắc, các DNCNNVV hiện nay rất khó vƣợt qua, hơn nữa lãi suất của vốn vay đầu tƣ lại quá cao. Với lãi suất ƣu đãi là 0,6% tháng thì lãi suất một năm đã là 7,2%, quá cao so với lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh của DNCNNVV. Cho đến nay có rất ít các dự án đầu tƣ cho kinh doanh của các DNCNNVV, nhất là các DN ngoài quốc doanh đƣợc vay hệ thống ngân thƣơng mại của nhà nƣớc. Qũy hỗ trợ phát triển của quốc gia đƣợc thành lập chính là để hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tƣ ƣu đãi đã vay vốn thực hiện ở các ngân hàng thƣơng mại đặc biệt là các dự án kinh doanh hàng XK của DNCNNVV, nhƣng cũng do những vấn đề về thủ tục và vƣớng mắc này nên giá trị bù đắp lãi suất của quỹ này cho các DNCNNVV không đáng kể, 11% so với 89% của DN lớn.
Những hạn chế này bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Thứ nhất là từ thể chế và cơ chế về tín dụng: Lãi suất vay vốn kinh doanh dài hạn và trung hạn quá cao. Hiện nay một dự án sản xuất phải vay vốn tiền Việt với lãi suất 0,6% tháng và 7,2% năm nhƣ đã nêu trên, thời hạn trả nợ thƣờng là 10 năm. Nhƣ vậy, dự án phải trích đƣợc từ nguồn vốn khấu hao và lợi nhuận ròng trên 17,2% so với tổng số vốn vay thì mới khả thi. Hiện nay rất ít có dự án đầu tƣ nào đặc biệt là kinh doanh hàng XNK có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu này.
Một yêu cầu bắt buộc hiện nay của việc cho các DNCNNVV vay vốn theo các dự án đầu tƣ là DN phải có tài sản và vốn tự có hợp pháp tham gia vào dự án ít nhất là 30% tổng mức đầu tƣ mới đƣợc vay. Các nhu cầu vay khác cho kinh doanh kể cả kinh doanh hàng XNK, nếu không đƣợc các dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt, các
DNCNNVV phải có tài sản hoặc hàng hóa thế chấp, cầm cố trên 100% giá trị món vay mới đƣợc cung cấp tín dụng. Đây là một yêu cầu khắt khe, với thực trạng hiện nay của các DNCNNVV, thì rất ít có DNCNNVV nào có đủ điều kiện để vay vốn đầu tƣ.
- Thứ hai là từ sự tồn tại phân biệt đối xử của các nhà cung cấp DV tài chính giữa các DNNN và DN tƣ nhân mà chủ yếu là DNCNNVV đang còn nặng nề trong đôi ngũ cán bộ của các ngân hàng tiền thân là doanh nghiệp nhà nƣớc. Để đầu tƣ phát triển các dự án kinh doanh, đặc biệt kinh doanh hàng XNK, các DNCNNVV ngoài quốc doanh hầu nhƣ không đƣợc vay tín chấp hoặc dùng tài sản hình thành mới để thế chấp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các NH đặc biệt là NHTM quốc doanh đang chiếm ƣu thế trên thị trƣờng ngân hàng, nếu gặp rủi ro khi tài trợ đối với DNNN có thể đƣợc xem xét xử lý chỉ cần có đủ thủ tục, chữ ký và đúng quy trình.
- Thứ ba là từ những vƣớng mắc và bất cập trong các quy định về tài trợ: Ví dụ nhƣ trong quy định về tài trợ XNK: DN muốn đƣợc tài trợ XNK trƣớc khi giao hàng phải có hợp đồng XNK và phải có L/C của ngƣời nhập khẩu. Quy định này đặc biệt khó khăn đối với các DN kinh doanh hàng XNK. Các DN phải thu mua, bảo quản, dự trữ hàng hóa đặc biệt đối với một số hàng hóa là sản phẩm nông sản, trái cây do tính chất thời vụ, DN phải huy động tối đa nguồn vốn để thu mua trong một thời gian ngắn (từ 2 - 3 tháng) thời gian từ khi thu mua hàng đến khi xuất bán đƣợc hàng là tƣơng đối dài. Nếu không ký hợp đồng bán trƣớc và yêu cầu ngƣời nhập khẩu mở L/C trƣớc thì không đƣợc tài trợ tín dụng. Nếu ký trƣớc và yêu cầu mở L/C trƣớc thì có thể sẽ không giao hàng kịp thời hạn và khả năng thiệt thòi về giá bán là rất lớn. Hoặc DN muốn đƣợc tài trợ tín dụng sau khi giao hàng phải có hối phiếu hợp lệ, quy định này lại vô tình làm hạn chế các hình thức thanh toán, buộc ngƣời bán hàng và ngƣời mua hàng chỉ đƣợc thanh toán theo một hình thức duy nhất là phát hành L/C có hối phiếu đi kèm chứng từ.
Phân tích cả hai mặt của vấn đề có thể thấy rằng những quy định là không sai nhƣng còn cứng nhắc và máy móc, phần nào hạn chế khả năng của DN trong việc
tiếp nhận nguồn vốn tín dụng ƣu đãi theo chính sách khuyến khích của nhà nƣớc. Quy chế này cần thiết phải mở rộng ra cho các loai chứng từ khác của lô hàng nhƣ chứng từ nhập kho (tài trợ tín dụng trƣớc khi giao hàng) hoặc vận đơn hàng hóa (tài trợ tín dụng sau khi giao hàng) và các chứng từ bảo hiểm cần thiết khác.