6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.1.2. Đóng góp của DNCNNVV đối với sự phát triển của kinh tế của tỉnh
tỉnh Quảng Ninh
DNCNNVV tỉnh Quảng Ninh đã tập trung khai thác tiềm năng điều kiện tự nhiên, lợi thế vùng miền của tỉnh để phát triển. Tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực kinh tế trong nƣớc vào GDP của tỉnh lớn và tƣơng đối ổn định, chiếm 81,5% trong tổng GDP của tỉnh năm 2009. Đạt mức tăng 34%/ năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của DNCNNVV là 101.962 tỷ đồng, chiếm 72,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và đạt tốc độ tăng trƣởng là 16,3%. Đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào ngân sách địa phƣơng tăng bình quân 34%/năm những năm gần đây, chiếm 9,6% tổng số thu cân đối trên địa bàn.
Bảng 3.3. Đóng góp của DNCNNVV tỉnh Quảng Ninh (đến 31/12/2009) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1- Về GDP GDP của tỉnh
GDP của khu vực kinh tế trong nƣớc (tỷ đồng)
27.092 31.773 37.606 44.224
Tỷ trọng đóng góp (%) 81,5 81,3 81,2 81,1
Tốc độ tăng trƣởng của khu vực kinh tế trong nƣớc (%)
111,3 109,9 111,3 111,5
2- Về giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị SXCN toàn tỉnh (tỷ đồng) 46.93 37.021 68.602 99.962 Giá trị SXCN của khu vực kinh tế trong
nƣớc (tỷ đồng)
34.69 26.86 49.54 72.50
Tỷ trọng (%) 73,8 72,6 71,7 72,5
Tốc độ phát triển Giá trị sản xuất công nghiệp (%)
116,5 113,2 113,6 116,3 3- Mức độ đóng góp vào ngân sách nhà
nƣớc
Thu ngân sách trên địa bàn (thu nội địa, tỷ đồng)
3564 3667 3902 4565 Khu vực kinh tế trong nƣớc (tỷ đồng) 1885 2193 1900 2187
Tỷ trọng (%) 52,9 49,8 48,7 47,9
Tốc độ tăng trƣởng (%) 122,7 109,5 119,8 109,8
4- Giải quyết công ăn việc làm hàng năm cho lao động
Tổng số lao động có việc làm 198282 214599 245281 260011
Tỷ trọng (%) 77,2 77,8 77,7 78,2
Sự phát triển DNCNNVV đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế, qua các năm tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP liên tục giảm từ 7,9% năm 2005 xuống còn 6,3% năm 2009; trong khi đó công nghiệp, xây dựng luôn chiếm trên 52,9%; các ngành dịch vụ chiếm khoảng 40,8%. Dự kiến cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng năm 2010 đạt 53,3% so với mục tiêu đề ra 54%; cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến đạt 5,7% so với mục tiêu đề ra là 4%; dịch vụ 41%, so với mục tiêu là 42%.
Tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng DNCNNVV, số lao động đƣợc loại hình doanh nghiệp này tạo ra tăng hằng năm. Thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, các doanh nghiệp này đã tạo ra trên 100 ngàn việc làm cho ngƣời lao động đến hết năm 2009, chiếm 54% tổng số việc làm mà doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra, CNN&V đã tham gia vào quá trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, đóng góp quan trọng trong thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đáng chú ý, tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp, mức thu nhập bình quân hàng năm của ngƣời lao động trong năm 2000 chỉ là 8,2 triệu đồng (gấp khoảng 1,4 lần GDP bình quân đầu ngƣời của năm, tính theo giá năm 2000). Con số này đã tăng lên 32 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2010, gần gấp đôi mức thu nhập bình quân đầu ngƣời. Trong vòng 9 năm, mức doanh thu trung bình do một ngƣời lao động trong các DNCNNVV tạo ra đã tăng gấp 3, từ 225 triệu đồng vào năm 2000 lên tới 710 triệu đồng vào năm 2010.
Nhìn chung, DNCNNVV trong tỉnh đã năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trƣờng, góp phần gìn giữ và phát huy các ngành nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp lớn ít quan tâm, tham gia tích cực sản xuất các sản phẩm cung ứng ra thị trƣờng và phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ chốt nhƣ than, điện, xi măng, vật liệu xây dựng. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng đƣợc nâng cao. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.