Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 và một số giải pháp chính sách cho giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 34 - 35)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.1.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc khác với các nƣớc là sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp Hƣơng Trấn, tập trung nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Hiện tại, lĩnh vực trọng điểm của phát triển các DNCNNVV ở Trung Quốc là mở rộng việc làm, tập trung vào khu vực dịch vụ và thành lập cơ cấu quản lý chuyên môn các DNNVV.

Kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc với chính sách mở cửa của nền kinh tế và đa dạng hóa các hình thức sở hữu đặc biệt là các hình thức liên doanh với nƣớc ngoài để phát triển kinh tế nói chung, phát triển thƣơng mại nói riêng. Một trong những chính sách đổi mới Trung Quốc đặc biệt quan tâm là chính sách mở cửa và cải cách chế độ sở hữu để huy động đƣợc nhiều nguồn vốn khác nhau từ trong nƣớc và nƣớc ngoài để phát triển, mở rộng lĩnh vực thƣơng mại. Một số kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc nhƣ sau:

Thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài vào để phát triển dịch vụ cung cấp tài chính tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp: Khuyến kích phát triển dịch vụ kiều hối để tận dụng tối đa nguồn vốn của Hoa Kiều cho Ngoại thƣơng.

Khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết với nước ngoài để tăng năng lực và đa dạng hóa dịch vụ vận tải đặc biệt là vận tải ngoại thương: Để có vốn và phƣơng tiện kỹ thuật nhằm hiện đại hóa các ngành vận tải trong một đất nƣớc rộng nhất thế giới, đặc biệt là vận tải hàng hóa ở các tỉnh và đặc khu ven biển, Trung Quốc cho phép: “Các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ƣơng và đặc khu kinh tế vùng duyên hải có thể sử dụng phƣơng thức tập trung vốn, liên doanh, tự doanh để xây dựng hoặc mở rộng đội tàu thuyền phát triển vận tải đƣờng ven biển và xa bờ, phát triển đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng hàng không thành hệ thống liên hoàn”.

Trung Quốc đặc biệt chú trọng dịch vụ xúc tiến thương mại hàng hóađẩy mạnh đào tạo học tập kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ thƣơng mại quốc tế không những tại các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Trung Quốc mà còn ở các xí nghiệp liên doanh của các DN Trung Quốc tại nƣớc ngoài.

Các loại hình dịch vụ tài chính và tín dụng của hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước cũng phát triển mạnh: Hệ thống ngân hàng đƣợc đa dạng hóa, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên. Các hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và ở thành thị đƣợc thành lập nhƣ là các tổ chức có thể thay thế các ngân hàng nhất là các DNCNNVV, các hộ kinh doanh cá thể. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, để hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp này Trung Quốc thành lập ngân hàng XNK Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 và một số giải pháp chính sách cho giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 34 - 35)