Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 và một số giải pháp chính sách cho giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 37 - 99)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu các chính sách hỗ trợ DNNVV của các nƣớc trên thế giới, có thể nhận thấy hầu hết các nƣớc đều có các nhóm chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thƣơng mại. Những kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên giúp đúc rút một số bài học kinh nghiệm sau:

1.3.2.1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, trƣớc hết đòi hỏi hệ thống luật pháp và chính sách phát triển kinh tế của mỗi nƣớc phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần thiết phải luật hóa những hệ thống văn bản pháp luật quốc tế, nhƣ luật sở hữu trí tuệ chẳng hạn. Cần phải “tiêu chuẩn hóa” và “quốc tế hóa” các văn bản pháp luật để đảm bảo môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc phù hợp với môi trƣờng kinh doanh chung của thế giới, đảm bảo một môi trƣờng thực sự bình đẳng giữa các DNCNNVV và các DN lớn.

Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, các DNNVV chỉ phát triển mạnh khi Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng thực sự với các DN lớn. Các chính sách phát triển DNNVV của một số nƣớc chủ yếu theo tinh thần cải thiện điều kiện hoạt động cho các DN. Các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ phải đảm bảo sự bình đẳng của DNVV với các DN lớn trong nền kinh tế và phải đơn giản, bảo đảm tính dễ thực thi để nâng cao tính hiệu lực của các hệ thống văn bản pháp luật.

Có cơ chế và hệ thống chính sách cụ thể hỗ trợ DNNVV thống nhất và có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay các DNNVV ở Việt Nam đang tự mò mẫm tìm đƣờng đi cho hoạt động của mình trong khi đó các nƣớc có DNNVV phát triển là những nƣớc có hệ thống cơ chế quản lý và hỗ trợ cụ thể, thống nhất giữa các ngành và các địa phƣơng cho khu vực thƣơng mại. Một số nƣớc có các cơ quan quản lý chuyên trách của Chính phủ đối với DNNVV. Các cơ quan này một mặt có nhiệm vụ ban hành các chính sách phát triển DN cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc và phù hợp với chính sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội chung, mặt khác các cơ quan này chính là ngƣời đại diện về mặt pháp lý bảo vệ quyền lợi của DNNVV.

Xây dựng chiến lược phát triển DNCNNVV phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển DNNVV không thể tách rời với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Do đó, nếu các mục tiêu chiến lƣợc nhằm phát triển DNNVV đi chệch với mục tiêu chiến lƣợc phát triển KTXH chung thì sẽ làm cho các nguồn lực

của nền kinh tế bị phân tán và không tạo ra tác động cộng hƣởng cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

1.3.2.2. Đẩy mạnh các biện pháp thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ và vừa

Hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại của DNNVV: Để phát huy vai trò của các DNNVV trong nền kinh doanh thị trƣờng, cần xác định rõ các năng lực nội tại còn yếu của các DNNVV là gì và có các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Các hình thức hỗ trợ về tài chính: Qua kinh nghiệm của các nƣớc, có thể thấy nổi lên rõ nét nhất là nhóm các chính sách hỗ trợ về tài chính thông qua các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tài chính, các quỹ nhƣ quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên, các quỹ hỗ trợ này cần phải có một cơ chế hoạt động đảm bảo tính công bằng, khách quan và tránh tình trạng hình thành nên các quỹ này để tăng quyền lực của các cơ quan công quyền ở các bộ ngành hoặc các cấp địa phƣơng.

1.3.2.3. Cải cách chính sách ngoại thương

Để hỗ trợ phát triển các DNNVV, cần cải cách chính sách ngoại thƣơng đi kèm với cải cách toàn diện trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chính sách tài khóa, chính sách thuế … vv. Bên cạnh đó cần tiến hành cải cách hành chính tƣơng thích với các chuẩn mực quốc tế và tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia. Những chính sách này phải đƣợc đổi mới theo tƣ duy quản lý nền kinh tế trong điều kiện hội nhập bằng những công cụ gián tiếp nhƣ luật pháp phải minh bạch, xây dựng và hoàn thiện các luật về nhãn hiệu hàng hóa, luật sáng chế, luật về quyền tác giả, luật chống cạnh tranh không lành mạnh, luật sở hữu trí tuệ …vv.

Tóm lại, DNNVV nói chung, DNCNNVV nói riêng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khu vực DNNVV mà trong đó chủ yếu là các DNCNNVV là một động lực quan trọng của tăng trƣởng kinh tế và cải thiện mức sống của ngƣời dân.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chính

sách nhằm tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tƣ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Các chính sách về đất đai và mặt bằng sản xuất đã giúp doanh nghiệp chủ động trong việc nắm bắt quy hoạch, xin giao đất, thuê đất; chính sách về khuyến khích đƣa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã lập và thực hiện quy trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNCNNVV đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật, kiến thức về quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý; chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu đã giúp doanh nghiệp xúc tiến thƣơng mại, tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ DNCNNVV của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chƣa đồng bộ và hiệu quả chƣa cao, trong nội dung của chƣơng tiếp theo, luận văn sẽ đề cập cụ thể và đánh giá từng nội dung của các chính sách này.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC VẤN ĐỀ MÀ LUẬN VĂN CẦN GIẢI QUYẾT

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra trong chƣơng 1, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:

- Thực trạng các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc đối với DNNVV nói chung và DNCNNVV nói riêng trong thời gian qua ở Quảng Ninh nhƣ thế nào?

- Các chính sách đó đã phù hợp với thực tiễn hiện nay chƣa? Các chính sách đó đã có những kết quả nhƣ thế nào? Hay nói cách khác, đánh giá chính sách đó nhƣ thế nào?

- Cần phải làm gì để bổ sung và hoàn thiện những chính sách đó?

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, với phƣơng pháp luận là các phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phƣơng pháp nghiên cứu khác đƣợc luận văn áp dụng là:

2.2.1 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Luận văn này chọn điểm để nghiên cứu là tỉnh Quảng ninh. Lý do để chọn tỉnh này dựa vào 9 lợi thế cơ bản mang tính đặc trƣng mà Quảng Ninh đang có nhƣ sau:

- Hội tụ đầy đủ điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội mang đặc trƣng của Việt Nam, nhƣ rừng; tài nguyên; biển; du lịch; biên giới; thƣơng mại…

- Có điều kiện thông thƣơng thuận lợi với Trung Quốc thông qua hệ thống cửa khẩu trên đất liền và trên biển.

- Là trung tâm về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng.

- Có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: biển, văn hóa tâm linh (vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn…).

- Có đƣờng bờ biển dài 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 tổng số đảo của cả nƣớc, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên.

- Là địa phƣơng duy nhất có 3 thành phố trực thuộc tỉnh, dự kiến năm 2012 có 4 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả).

- Tập trung đông nhất công nhân mỏ, là thị trƣờng đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đƣợc Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn tầm cỡ quốc tế, nhằm phát triển công nghiệp giải trí trong tƣơng lai, với nhiều loại hình.

- Là tỉnh hoàn thành sớm đề án cải cách hành chính của Chính phủ, đang triển khai thực hiện chính phủ điện tử và Internet không dây cho TP. Hạ Long.

Do Quảng Ninh chứa đựng nhiều đặc điểm thể hiện bức tranh chung của quốc gia nhƣ vậy, nghiên cứu Quảng Ninh nói chung, và DNCNNVV ở Quảng Ninh nói riêng, có thể là một trƣờng hợp đại diện tốt cho Việt Nam. Bên cạnh đó, bản thân tác giả luận văn là một ngƣời con của Quảng Ninh. Với tâm huyết đối với mảnh đất quê hƣơng và với những hiểu biết từ quá trình công tác của mình về khối DNNVV, tác giả luận văn này đã chọn các chính sách về khối DNCNNVV tại địa bàn Quảng Ninh làm đối tượng nghiên cứu.

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

2.2.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Luận văn này sử dụng số liệu thứ cấp từ các công trình đã đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành, hoặc dƣới dạng các ấn phẩm đã đăng tải. Ngoài ra còn có các số liệu và các báo cáo không chính thức của các bộ, ban ngành liên quan đến DNNVV. Các kết quả của các nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn cũng đƣợc xem xét và tham khảo sử dụng. Các số liệu thứ cấp đƣợc tác giả lấy chủ yếu từ các nguồn nhƣ: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê (các năm) và Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (các năm), các báo cáo chính thức và không chính thức của ban ngành của tỉnh, các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn và các cơ quan có liên quan khác đối với Quảng Ninh.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp là số liệu thô, đƣợc thu thập từ các điều tra thực tế và phỏng vấn sâu tại địa bàn nghiên cứu. Số liệu này đƣợc tác giả thu thập và tổng hợp làm kết quả của nghiên cứu. Các số liệu này phản ánh kết quả hoạt động của các DNCNNVV, các nhân tố ảnh hƣởng và các vấn đề khác có liên quan. Để thu nhập số liệu sơ cấp tác giả luận văn sử dụng phƣơng pháp điều tra phỏng vấn sâu các đối tƣợng có liên quan bao gồm một số nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp, tham khảo ý kiến chuyên gia trong đó có giám đốc một số sở ngành nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, sở Tài nguyên – Môi trƣờng, Cục Thống kê; phỏng vấn một số doanh nghiệp trên địa bàn tập trung nhiều DNCNNVV và là thành phố trẻ đang rất cần sự trợ giúp từ phía Nhà nƣớc nhƣ thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông bí. Số liệu sơ cấp đƣợc sử dụng để làm rõ đƣợc thực trạng của ảnh hƣởng của chính sách hỗ trợ đối với DNCNNVV trên địa bàn tỉnh.

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin, tƣ liệu

Luận văn này sử dụng các phƣơng pháp sau để xử lý thông tin và tƣ liệu thu thập đƣợc:

- Phƣơng pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp này áp dụng cho việc phân tích thực trạng hoạt động của các DNNVV trong thời gian vừa qua.

- Phƣơng pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này áp dụng cho việc xem xét các kinh nghiệm quốc tế và các địa phƣơng.

- Phƣơng pháp tổng hợp: Phƣơng pháp này áp dụng cho việc xem xét và đánh giá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn vừa qua, tổng hợp và khái quát thành các bài học kinh nghiệm.

- Phƣơng pháp phân tích dùng sơ đồ khối: Phƣơng pháp này áp dụng cho việc xem xét các tác động của các chính sách đến hoạt động của các DNNVV trong thời gian vừa qua.

- Ngoài các phƣơng pháp trên, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp đồ thị bảng biểu nhằm biểu thị và trình bày các kết quả nghiên cứu cho rõ ràng.

2.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.3.1. Chỉ tiêu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Việc xác định chỉ tiêu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở luận văn này đƣợc sử dụng theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, theo đó, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đƣợc hiểu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có số vốn đăng ký không quá 100 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời.

Trong số doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, DN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh đƣợc chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp), hoặc số lao động bình quân năm (mặc dù tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên) nhƣ đã trình bày trong phần khái niệm của chƣơng 1. Theo số liệu thực từ nguồn dữ liệu của cơ quan đăng ký kinh doanh ở Quảng Ninh, tỷ trọng DNVVN hiện chiếm khoảng 97% về số lƣợng doanh nghiệp đã đăng ký.

2.3.2. Chính sách của Nhà nƣớc hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa và vừa

Luận văn đã thống kê, rà soát lại các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc đã ban hành bao gồm có những Nghị định/Thông tƣ/Quyết định/Chỉ thị… có liên quan đến hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc đối với DNVVN. Do đó, chỉ tiêu cụ thể cho phần phân tích này là sự kết hợp giữa thống kê số lƣợng và phân tích đánh giá định tính.

2.3.3. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa theo loại lĩnh vực hoạt động động

Trong phân loại doanh nghiệp, có thể xếp các doanh nghiệp vào các nhóm ngành khác nhau có những hỗ trợ và ƣu đãi khác nhau của Nhà nƣớc. Trong số đó, lĩnh vực ngành hoạt động là một loại tiêu chí để xem xét và so sánh giữa các các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau. Vì vậy, lĩnh vực hoạt động là một loại tiêu chí có thể sử dụng để phân tích hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.4. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh theo mức vốn

Để phân tích hoạt động của doanh nghiệp có thể xem xét vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu cho sự phân tích theo vốn là thực trạng mức vốn so với tổng số vốn của toàn bộ các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể đƣợc thể hiện bằng số tuyệt đối, có thể bằng tỉ số vốn hiện nay của DNCNNVV so với tổng số vốn của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn (tính theo phần trăm của tổng số).

2.3.5. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh đăng ký thành lập qua các năm thành lập qua các năm

Chỉ tiêu theo phƣơng diện đăng ký thành lập là để xem thực trạng con số thống kê các doanh nghiệp này đăng ký thành lập theo từng năm của giai đoạn vừa qua nhƣ thế nào..Chỉ tiêu này cho thấy xu hƣớng số lƣợng thành lập các doanh nghiệp tăng hay giảm theo năm. Chỉ tiêu này tính theo số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới hoặc có thể đƣợc thể hiện bằng số phần trăm của doanh nghiệp mới trên tổng số doanh nghiệp đã có.

2.3.6. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh theo địa bàn bàn

Chỉ tiêu cho phƣơng diện địa bàn là thực trạng con số thống kê DNNVV theo từng địa bàn và thực trạng từng năm giai đoạn vừa qua là nhƣ thế nào? (tính theo

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 và một số giải pháp chính sách cho giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 37 - 99)