7. Cấu trúc của luận án
3.4.1. Ảnh hưởng của ngôn ngữ thơ ca truyền thống
Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính những nhà văn dân tộc sáng tạo ra, nó là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc thông qua cách cảm, cách nghĩ, cách viết riêng của nhà văn, “là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những
truyền thống văn hoá của dân tộc trong những điều kiện lịch sử nhất định”
[147].
Thơ dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng rõ nét từ kho tàng thơ ca dân gian phong phú của mỗi dân tộc. Bởi lẽ, sức sống của thơ ca dân gian lan toả và cuốn hút mạnh mẽ đến từng con người, từng làng bản, thôn xóm, từng vùng miền, “khi thì kín đáo ẩn nấp dưới các mái nhà, tỉ tê bên bếp lửa gia đình, khi thì ào ạt lôi cuốn hàng mấy trăm người, vào những ngày hội, ngày lễ nhộn nhịp sôi nổi” [49]. Dân tộc Mường có sử thi Đẻ đất- đẻ nước, có dân ca Thường Rang- Bọ Mạng, có truyện thơ Út Lót-Hồ Liêu; truyện thơ Nam Kim-Thi Đan; dân tộc Dao có trường
ca Bàn Hộ; dân tộc Chăm có Aniya Bini-Cam, Bini-Chăm; Tây Nguyên có
trường ca Đam San, Sinh Nhã; dân tộc Khơ Me có Sĩ Thạch-Tum Tiêu… Và bên cạnh đó là hàng nghìn, hàng vạn những bài ca dao, những câu tục ngữ đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân, chi phối đến lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào.
Dân tộc Hmông có một kho tàng thơ ca dân gian phong phú với các truyện thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Di…; Có một khối lượng ca dao đồ sộ với Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát cưới xin, Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát cúng ma…; Có vốn tục ngữ giàu có
chứa đựng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào; đã để lại rất nhiều dấu ấn trong sáng tác của các nhà thơ hiện đại dân tộc Hmông.
Người Hmông có một kho tàng tục ngữ phong phú được hình thành phát triển từ thực tiễn lao động sản xuất. Tục ngữ được nhân dân áp dụng vào đời sống tư duy và sinh hoạt hàng ngày với chức năng quan trọng và cơ bản nhất của nó là truyền bá kinh nghiệm cuộc sống. Tục ngữ có thế mạnh riêng là dồn tụ được một dung lượng ý nghĩa lớn trong một số lượng câu chữ rất nhỏ.
Cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày, tục ngữ đi vào thơ ca hiện đại của dân tộc Hmông, qua sáng tác của các tác giả một cách rất giản dị, tự nhiên. Nói về cách đối xử “làm gương” của cha mẹ đối với con cái, tục ngữ có câu:
Mình đối xử với bố mẹ thế nào
Sau này con cái lại đối xử với mình thế ấy [51]
Từ suy nghĩ về những kinh nghiệm truyền đời ấy, Hùng Đình Quí thể hiện niềm yêu kính đối với bố mẹ, như là một cách thức để con cháu soi vào học tập:
Bố mẹ ta, ta quí yêu Sau này ta mới không bị Con cái ta chê chửi.
Mẹ cha mình, mình yêu quí Về sau mình mới không lo Con cái mình chửi theo.
(Ơn bố mẹ)
Lẽ đời, “cây có cội, sông có nguồn” là qui luật tất yếu của tự nhiên, yêu quí ông bà, cha mẹ là nương theo qui luật của lẽ tự nhiên ấy. Ca dao người Kinh có câu:
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Hùng Đình Quí mượn qui luật này để nói đến một tình cảm khác, đó là lòng biết ơn đối với Đảng, với Bác Hồ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Có trời mới có đất
Có Đảng mới có ngô xay cối đá Có đất mới có trời
Có Đảng mới có thóc giã cối chầy
(Ơn Đảng)
Tác giả đã mượn nguyên ý của người Hmông trong câu tục ngữ “Có trời mới
có đất/Có đất mới có cỏ cây/Có già mới có trẻ/Có trên mới có dưới”.
Nói về sức mạnh của tình đoàn kết, tục ngữ Hmông có câu: “Một chân đứng
không vững/Một tay vỗ không vang”. Nhà thơ Mùa A Sấu cũng dùng cách nói đó để
kêu gọi người Hmông đoàn kết, đồng sức đồng lòng để xây dựng một cuộc sống mới no ấm, hạnh phúc:
Ôi! bầu trời ngọn núi cao ơi
Miền núi cao một tay vỗ không kêu
Nhưng ta biết nói họ biết làm, thì có ngày họ đến tìm và nhiều tay vỗ kêu
Một chân đứng lên thì không vững
Nhưng ta biết nói họ biết nghe thì có ngày sẽ ào ào đến trên một con đường
(Núi mọc trong mặt gƣơng)
Thơ ca hiện đại dân tộc Hmông, có những câu thơ mang đậm chất dân ca, cho dù nhà thơ không sử dụng cụ thể một câu tục ngữ, ca dao nào, cũng không phải được thể hiện theo hình thức những làn điệu quen thuộc của dân ca Hmông. Ấy là khi trong tâm hồn nhà thơ, chất truyền thống và hiện đại đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn, thậm chí đã chan hoà vào nhau để có những câu thơ thật đặc sắc:
Em là cô gái Mèo hoa
Anh là chàng trai Tày trắng Trời có mắt, trời cho ta thấy Đất có lòng, đất cho ta duyên
Trời đất xe duyên trên sườn núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cũng có khi nhà thơ mượn nguyên hình thức diễn đạt của dân ca như là một cách viết lời cho những làn điệu dân ca truyền thống của người Hmông. Lối thơ mô phỏng dân ca này tạo cho câu thơ, bài thơ một sự êm ái, nhẹ nhàng và có giai điệu:
Vòm trời trên mây quang Vòm trời dưới sao sáng
Mùa xuân này ta còn gặp nhau
Cuộc hát giao duyên này ta còn có bạn
Khéo rồi mai mình đi đường mình ta đi đường ta mau Đôi ta chẳng còn được lấy tay che mắt nhìn nhau
(Hội Xuân - Mã A Lềnh)
Những bài ca dân gian Hmông có cái hay, cái độc đáo quyến rũ ở chỗ, nó thể hiện tâm hồn người Hmông, tâm hồn mê say tiếng hát và biết quí trọng tiếng hát của mình:
Bài hát hết lại không hết Hết như hết một nửa Hết như hết một mình
Hay:
Lời hát biết hát không biết kết thúc Như khóm ngải tàn lại tiếp khóm xanh Bài hát biết nói, không biết kết thúc
Kết thúc như hoa đào nở trên núi cao [122]
Thơ ca hiện đại dân tộc Hmông cũng vậy, mỗi bài thơ là một cung bậc trữ tình, một giai điệu tình cảm, khi say đắm đam mê, lúc suy tư trầm lắng nhưng không có nốt nhạc cuối cùng. Nốt nhạc cuối cùng sẽ vang xa và ngân nga trong lòng người đọc:
Lời hát sắp hết lời hát lại về
Ta đang chung lòng dù mai có xa nhau cũng không quên lời thề Lời hát sắp hết lời hát đến ngay
Ta đã kết thân với nhau dù mai có chia tay ta cũng nhớ cuộc hát giao duyên này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Hội xuân - Mã A Lềnh)
Tư duy nghệ thuật của nhà thơ một phần là sản phẩm của đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mà nhà thơ là người đại diện, một phần là do sự từng trải và vốn tri thức văn hoá mà nhà thơ do học hỏi, rèn luyện mà có được. Cũng như thơ ca của các dân tộc khác, thơ hiện đại dân tộc Hmông có cách tư duy, diễn đạt in đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc mình. Nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét: “Thơ HMông có
yếu tố của tình cảm, có yếu tố của bản năng. Nhưng thơ HMông cũng diễn tả suy nghĩ. Trong thơ HMông có yếu tố rất rõ của lí trí. Người HMông là người muốn biết rõ lí lẽ phải trái, nguyên nhân vì đâu” [122].