Khái niệm"truyền thống", "hiện đại" trong nội dung"từ truyền thống đến hiện đại"

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 60 - 63)

7. Cấu trúc của luận án

2.1.2.Khái niệm"truyền thống", "hiện đại" trong nội dung"từ truyền thống đến hiện đại"

hiện đại"

Truyền thống và hiện đại là những từ Hán Việt. Từ điển từ nguyên giải nghĩa

(1998) của Vũ Ngọc Khánh- Nguyễn Thị Huế, giải thích truyền thống là: "truyền từ đời này qua đời khác". Theo giáo sư Nguyễn Lân trong Từ điển từ và nghĩa Hán- Việt thì

truyền thống có nghĩa là "điều truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác"[61; 784].

Từ cách hiểu như trên, chúng tôi xây dựng khái niệm thơ ca truyền thống

như sau: Thơ ca truyền thống là thơ ca được truyền (miệng) từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh đó, căn cứ vào một trong những đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng, chúng tôi tạm thời đồng nhất các khái niệm thơ ca truyền thống của dân tộc Hmông với thơ ca dân gian của dân tộc Hmông.

Cũng như một số dân tộc thiểu số khác, dân tộc Hmông không có nền văn học (hay giai đoạn văn học) trung đại. Nói cách khác, văn học dân tộc Hmông đi thẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ dân gian lên hiện đại, từ văn học truyền miệng tới văn học thành văn. Bởi vậy,

văn học truyền thống của người Hmông cũng chính là văn học dân gian. Các sáng

tác văn học của dân tộc Hmông tính từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay thuộc vào phạm vi văn học Việt Nam hiện đại, là một bộ phận cấu thành nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Do đó, văn học dân tộc Hmông thời kì hiện đại vừa mang những đặc điểm phổ quát của văn học Việt Nam hiện đại, vừa có những đặc điểm riêng gắn với bản sắc văn hóa, với truyền thống của dân tộc Hmông.

Mặt khác, cũng có thể hiểu truyền thống trong văn học của một dân tộc là

những giá trị đặc trưng mang tính bản sắc được truyền từ đời này sang đời khác (trong văn học) của dân tộc đó.

Khái niệm hiện đại, hiểu theo nghĩa phổ quát nhất là: thuộc về thời đại hiện

nay (hiện: tỏ rõ trước mắt; đại: đời). (GS Nguyễn Lân, Từ điển từ và nghĩa Hán Việt, Nxb Văn học, 1998).

Tuy nhiên, tính hiện đại, văn học hiện đại và chủ nghĩa hiện đại trong văn học lại là những khái niệm mang những nội hàm khác nhau.

Khái niệm ''tính hiện đại"- theo giáo sư, viện sĩ người Đức Claus Troger- chứa trong đó ý nghĩa: cái mới, cái hợp thời (từ tiếng Latinh: modo, modernus). Nó được sử dụng như một khái niệm đối lập với thời cổ đại bởi Ge-la-si-us vào cuối thế kỉ thứ V. Qua mười lăm thế kỉ, nó luôn được sử dụng lại như một thuật ngữ chỉ ra bước phát triển cao hơn của nền văn hóa sau đó.. Đến thời Phục Hưng, trong tiếng Pháp thế kỉ XV, "hiện đại" có nghĩa là mới mẻ, tươi tắn, đương thời. Sau năm 1950, nó nhập vào từ vựng tiếng Anh và đầu thế kỉ XVIII hòa nhập vào tiếng Đức với nghĩa: mới, hôm nay, thời mới...Khái niệm "hiện đại" thể hiện ổn định như một

thuật ngữ văn học, lịch sử và mĩ học, xuất hiện trong cuộc tranh luận về vấn đề cái mới chống lại cái cũ và đồng thời, nó đánh dấu sự bắt đầu kỉ nguyên khai sáng ở Pháp. Trong các giai đoạn phát triển kế tiếp, nó được dùng làm tiêu chí, làm thước đo cùng với khái niệm tiến bộ hoặc khoa học [83,tr.12]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi không đặt ra vấn đề kiến giải một cách thấu đáo về nguồn gốc của khái niệm hiện đại cũng như quá trình phát triển của nó, hoặc những tiêu chí biểu hiện của tính hiện đại... Điều đó dành cho những công trình nghiên cứu liên quan đến quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

"hiện đại hóa" thơ ca Việt Nam. Đặt sự chú trọng vào ý nghĩa phổ quát nhất của khái niệm hiện đại là "thuộc về thời đại hiện nay", trong việc nghiên cứu thơ ca Hmông, chúng tôi cố gắng chứng minh rằng, thơ ca dân tộc Hmông thời kì hiện đại mang trong đó những đặc điểm của thơ ca Việt Nam nói chung. Ở phương diện nội dung thì có thể đó là sự mở rộng đề tài, phạm vi phản ánh hay quan niệm về hiện thực. Còn dưới góc độ nghệ thuật thì đó là quá trình đạt tới, hay tiệm cận một số phương diện nào đó của thơ ca Việt Nam thời kì hiện đại. Đây là con đường ngắn nhất để vượt qua những lí thuyết cũng như việc xây dựng những khái niệm công cụ cần thiết mà bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng phải dụng công. Như vậy, tính hiện đại trong thơ ca dân tộc Hmông là những biểu hiện cụ thể của tính hiện đại trong thơ ca Việt Nam nói chung. Nói cách khác, thơ ca hiện đại dân tộc Hmông mang đặc điểm (hoặc một số đặc điểm) của thơ hôm nay. Chứng minh được điều này chính là một trong những mục tiêu quan trọng của luận án.

Về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, chúng tôi cho rằng, trên một phương diện nào đó, nó là biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca. Trong một phạm vi nhất định thì "giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại cũng chính là giải quyết vấn đề tính dân tộc trong văn học"[147, tr.72]. Bởi lẽ, tính truyền thống trong văn học bao gồm những nét đặc trưng mang tính bản sắc trong văn học của một dân tộc, nó ít nhiều được bao chứa trong một phạm trù rộng hơn là tính dân tộc. Nếu như tính dân tộc là diện mạo tinh thần trong văn học của một dân tộc thì tính truyền thống là những nét đặc trưng và đặc sắc nhât trong diện mạo tinh thần của dân tộc ấy. Nó không chỉ được bảo lưu mà còn luôn tiếp biến và phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với tính hiện đại. Trong mọi mặt của đời sống xã hội, hiện đại không gắn với truyền thống sẽ mất đi bản sắc, cũng như truyền thống nếu không được tiếp biến và phát triển cũng sẽ phần nào mất đi giá trị của mình. Từ việc ý thức rằng văn học của một dân tộc chính là gương mặt văn hóa tinh thần của dân tộc ấy, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu: Đó là đi tìm nét bản bản sắc đặc trưng nhất của thơ ca Hmông đặt trong sự vận động từ truyền thống đến hiện đại... Như vậy, nghiên cứu tính truyền thống và hiện đại (đúng hơn là quá trình vận động từ truyền thống đến hiện đại) của thơ ca Hmông là quá trình xác định những thuộc tính phẩm chất trong sự vận động, biến đổi, sự kế thừa và phát triển của nó, tức là xác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

định những hệ giá trị của thơ ca Hmông trong hành trình tiệm cận và hòa nhập vào dòng chảy của thơ ca hiện đại Việt Nam.

Cho nên, nhiệm vụ quan trọng nhất của luận án không chỉ là xác định những biểu hiện của tính truyền thống và tính hiện đại trong thơ ca dân tộc Hmông, mà còn phải thấy được mối quan hệ và sự ảnh hưởng của tính truyền thống đến tính hiện đại, nghĩa là có sự vận động và phát triển. Đi tìm dấu ấn của truyền thống trong những sáng tác thơ Hmông thời kì hiện đại là một nỗ lực để khẳng định bản sắc dân tộc Hmông trong thơ ca.

Mặc dù về phương diện nội dung của thơ ca Hmông, có nhiều thành tố cùng tham gia biểu hiện như: đề tài, chủ đề, hình tượng, cảm hứng sáng tạo, quan niệm nghệ thuật...song trong phạm vi của luận án và điều kiện năng lực còn hạn chế của người viết, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu ba thành tố cơ bản là đề tài, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người.

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 60 - 63)