Tình yêu và cuộc sống-những giai điệu tâm hồn mạnh mẽ, quyết liệt

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 70 - 81)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.2. Tình yêu và cuộc sống-những giai điệu tâm hồn mạnh mẽ, quyết liệt

Thơ ca Hmông viết về tâm hồn và cuộc sống của người Hmông với một sự chân thực hiếm thấy và một nét độc đáo mang tính bản sắc cả về nội dung và hình thức biểu hiện. Người Hmông có đời sống tâm hồn phong phú, ưa ca hát nhảy múa, có đời sống sinh hoạt văn nghệ ở mức cao. Đó chính là chất men để ủ lên thứ rượu thơ ca. Vì vậy, đời sống tâm hồn chính là cảm hứng và miêu tả đời sống tâm hồn chính là một trong những sứ mạng cao cả của thơ ca Hmông. Thơ ca dân gian Hmông nói nhiều đến tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá, những nhạc cụ độc đáo và quen thuộc của người Hmông. Những nhạc cụ làm sứ giả cho tâm hồn người Hmông:

Anh ngắt chiếc lá đặt lên môi Lá kêu tiếng nghe rất hay Em mới nhẹ bước tới đây, Lá kêu tiếng nghe thật dài

Em mới nhẹ bước tới nơi này [104]

hay:

Nhớ buổi tiễn chân ta qua đồi

Em ngắt lá thổi bài khèn réo rắt [122]

Trong nền thơ ca của bất cứ một dân tộc nào, tình yêu lứa đôi bao giờ cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Tình yêu là đề tài muôn thuở, là năng lượng tinh thần đê duy trì sự sống. Dân ca Hmông có riêng một mảng đề tài là tiếng hát tình yêu (gầu plềnh). Đây là mảng đề tài quan trọng nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân ca Hmông. Cuốn Dân ca Hmông của Doãn Thanh (1984) chia dân ca Hmông thành 5

loại ứng với 5 đề tài: Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xống),

tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát mồ côi (gầu tú giua) và tiếng hát cúng ma

(gầu tuờ). Qua khảo sát 138 bài trong cuốn Dân ca Hmông, chúng tôi thu được kết

quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đề tài Tổngsố bài Tỉ lệ Ghi chú

Tiếng hát tình yêu 92 66,67

Tiếng hát cưới xin 14 10,15

Tiếng hát làm dâu 6 4,34 3 trích đoạn truyện thơ

Tiếng hát mồ côi 22 15,94

Tiếng hát cúng ma 4 2,90

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 66,67% số bài trong cuốn Dân ca Hmông do

Doãn Thanh sưu tầm thuộc đề tài Tiếng hát tình yêu, nhiều hơn tổng số bài của 4 đề tài còn lại. Điều này phần nào cho thấy, chức năng của thơ ca dân gian dân tộc Hmông chủ yếu nhằm biểu hiện tình yêu lứa đôi. Đồng thời cũng góp phần khẳng định: những bài thơ về tình yêu chiếm vị trí quan trọng và có nhiều giá trị nhất trong thơ ca dân gian của dân tộc này.

Khi tìm hiểu tâm hồn và tiếng hát Hmông, nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: "Thơ tình mới vẽ được chân dung của hồn người, nói hết được cái rộng xa và sâu thẳm của tâm trạng" [122; tr.16]. Bởi vậy, chúng tôi tin rằng, việc khảo sát và phân tích những bài dân ca về tình yêu của người Hmông cũng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống của họ. Qua đó, cũng góp phần hiểu rõ hơn nét đặc sắc của thơ ca dân gian Hmông nói chung và dân ca Hmông nói riêng.

Các bài dân ca về tình yêu của dân tộc Hmông, về cơ bản, có sự phân chia và có thể phân biệt rõ về đối tượng và phạm vi sử dụng của từng bài. Theo tác giả Hoàng Thao khi viết Lời giới thiệu cuốn Dân ca Hmông, trong gầu plềnh (tiếng hát tình yêu), có thể phân biệt rõ:

- Về đối tượng, bao gồm:

+ Các bài hát của trai hát với gái hoặc ngược lại

+ Các bài hát của nam giới hát với nữ (đã có chồng hoặc bỏ chồng) + Các bài hát của người goá (nam hát với nữ hoặc nữ hát với nam goá)

- Về phạm vi không gian sử dụng, bao gồm: + Hát một mình, giải toả nỗi lòng

+ Từng đôi nam nữ hát tình tự riêng với nhau + Đi chơi xuân hát hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, có những bài nam nữ thanh niên hát với nhau trong bất cứ trường hợp thuận lợi nào: Khi làm ăn trên nương ruộng, trong rừng núi; lúc đi đường chơi phố, chơi chợ; trong đám rượu, đám cưới, lúc rảnh rỗi ở nhà...

Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát, phân loại theo tiêu chí trên, chúng tôi nhận thấy: Ngoài các bài hát giao duyên của trai gái hát, chủ yếu là từng đôi hát riêng với nhau, chiếm số lượng lớn, còn có các bài hát của nam hát với nữ (đã có chồng hoặc bỏ chồng), hát một mình giải toả nỗi lòng, chúng tôi không thấy có những bài hát của người goá, hoặc hát giữa chủ và khách khi đến thăm nhà cửa của nhau. Có thể trong cuộc sống của người Hmông có những bài dân ca riêng như vậy, song hoặc là quá ít, hoặc là do công tác sưu tầm còn hạn chế nên không thấy xuất hiện trong cuốn Dân ca Hmông của Doãn Thanh. Dưới đây là bảng khảo sát trong phạm vi 92 bài thuộc đề tài Tiếng hát tình yêu [122] dưới góc độ đối tượng và phạm vi sử dụng:

Bảng 2.2. Khảo sát đối tƣợng hát Tiếng hát tình yêu trong dân ca Hmông Đối tƣợng Tổng số bài Tỉlệ (%) Ghi chú

Các bài hát giao duyên (trai hát với gái hoặc ngược lại)

77 83,7

Các bài hát của nam hát với nữ (đã có chồng hoặc bỏ chồng)

15 16,3

Các bài hát của người goá (nam, nữ đã bỏ vợ/ chồng)

0 0

Bảng 2.3. Khảo sát phạm vi sử dụng Tiếng hát tình yêu

Phạm vi sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Ghi chú

Hát một mình, giải toả nỗi lòng 15 15,4

Từng đôi nam nữ hát riêng với nhau 73 72

Đi chơi xuân hát hội 4 4,6

Hát giữa chủ với khách khi đến thăm nhà cửa của nhau

0

Như vậy, theo chúng tôi, thơ ca dân gian Hmông về đề tài tình yêu chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thổ lộ tâm tình của trai gái Hmông, tập trung chủ yếu ở không gian hẹp, ở phạm vi giới hạn thường chỉ có hai người hát riêng với nhau, chứ hoàn toàn không phải hát giao duyên ở khung cảnh lễ hội. Điều đó cũng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phù hợp với đặc trưng tâm lí của người Hmông, nó cũng khác với thơ ca dân gian của người Kinh chủ yếu hát trong môi trường tập thể, diễn xướng.

Trong không gian bó hẹp, thường là ở bên suối hay giữa rừng, khi đi rẫy hay trước nhà người yêu trong những đêm trăng tình tứ và thơ mộng, những chàng trai, cô gái Hmông thường hát để bày tỏ nỗi lòng, bày tỏ tình cảm với người mình yêu bằng cả "tâm hồn hoà tan trong tiếng hát" (Chế Lan Viên- Lời giới thiệu cuốn Dân

ca Hmông)[123]:

Gió về gió thổi lá cây lật ngả nghiêng bên khe Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan trên bàn tay nàng;

Gió về gió thổi lá cây lật ngả nghiêng bên suối Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan dưới bàn chân nàng [122]

Tình yêu của những chàng trai cô gái Hmông thật là mãnh liệt, đã yêu là yêu đến mê mẩn cả tâm hồn:

Đêm đã qua, sao lượn vòng đổi chỗ Ngày đã rạng, lối đi đã tỏ

Ta lê bước về nhà

Mà hồn như còn ngủ ở thắt lưng em Đêm đã qua, sao lượn vòng đổi chỗ Ngày đã rạng, đường đi sáng rõ Ta quay gót về nhà

Mà hồn như còn ngủ trong tà áo em..[122]

"Những bài thơ này-có hàng trăm bài như vậy- có thể nằm không hổ thẹn

trong những tuyển tập thơ hay của thế giới" (Chế Lan Viên). Vẫn biết trong tình

yêu, cần nhất là sự chân thật, nhưng không phải ai cũng có thể bày tỏ sự chân thật bằng cách phơi gan phơi ruột của mình để chứng minh tình yêu như chàng trai Hmông. Cảm giác hạnh phúc khi được đáp lại tình yêu thật là ngọt ngào: Em trao bàn tay anh cầm/ Gan phổi anh như cây rung trước gió [122, tr.80]. Từ cuộc sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệt ngã và lịch sử đầy thăng trầm cuả dân tộc mình, người Hmông ưa triết lí. Hãy nghe chàng trai Hmông thổ lộ:

Mình ạ!

Con đường trẻ không dài Con đường già chóng đến

Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi [122, tr.45]

Vào những năm ba mươi của thế kỉ trước, thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng thốt lên nỗi niềm tiếc nuối cuộc đời khi nhận ra một chân lí vĩnh hằng: Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi/ Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.(Vội vàng). Không

biết bài thơ của Xuân Diệu viết trước hay bài dân ca này có trước, nhưng họ đã gặp nhau bằng những rung động có cùng tần số của những trái tim đang yêu. Người Hmông triết lí về cuộc đời thật giản dị nhưng cũng rất sâu sắc: Đời người như củ cải phơi nắng/ Già cứ dần, trẻ lại qua mau [122;58]. Cuộc đời hữu hạn là

nguyên nhân của đau khổ. nhưng đau khổ hơn là sự trói buộc của những hủ tục phong kiến đã làm nảy sinh những bi kịch tình yêu. Trong dân ca Hmông có những bài hát về những hoàn cảnh trớ trêu của số phận, thường là các bài hát của nam giới với những phụ nữ đã có chồng (hoặc bỏ chồng), nhưng không phải vì thế mà tình cảm của họ kém phần mãnh liệt:

Ta muốn yêu mình, sợ chồng mình biết Lá thông nhỏ lăn tăn, dễ lầm thân cỏ tơ Ta muốn yêu mình, sợ chồng mình ghen

Chim nồng chay ăn quả cây sơn dính mỏ đỏ chót Ta muốn yêu mình, sợ chồng mình cầm gươm Đón ta trên đường bản [122, tr.51]

Đôi khi, sự bày tỏ hay không bày tỏ tình cảm cũng không còn là quan trọng khi cô gái đã thuộc về người khác. Nhưng tình yêu không phải bao giờ cũng chịu sự chi phối của lí trí, nhiều khi, nó chỉ làm cho tình cảm thêm rối bời mà thôi:

Chim hoạ mi ăn quả nho rừng Mỏ nhuộm màu đỏ thắm Ta không nói, không nát tim

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ta càng nói càng nát tim.

Chim hoạ mi ăn quả nho rừng Mỏ nhuộm màu đỏ tía

Ta chẳng nói, chẳng nát gan

Ta càng nói, càng nát gan [122, tr.58]

Thơ ca dân gian Hmông khắc họa con người và cuộc sống của dân tộc Hmông trên hai phương diện: đời sống vật chất (những sinh hoạt hàng ngày) và đời sống tinh thần (những cung bậc tình cảm). Từ đó, bức tranh toàn cảnh về con người và cuộc sống của người Hmông được hiện lộ một cách sinh động, đầy bản sắc và cá tính. Thơ ca dân gian Hmông có một mảng riêng biệt để phản ánh cuộc sống bi thương, cay cực của dân tộc Hmông trên hành trình đi tìm hạnh phúc, trong sự trói buộc, chèn ép của giai cấp thống trị, bóc lột, và cả những hủ tục, đó chính là Truyện

thơ Hmông (Luk tẩu Hmôngz). Như chúng tôi đã trình bày, truyện thơ Hmông là

những bài ca mang yếu tố trữ tình -tự sự. Nói cách khác, truyện thơ Hmông là quá trình tự sự hoá dân ca trữ tình. Trong các cuốn Dân ca Mèo (1967) và Dân ca Hmông (1984) của Doãn Thanh, Tiếng hát mồ côi và Tiếng hát làm dâu được nhiều

nhà nghiên cứu coi là truyện thơ Hmông. Chúng tôi cũng tán đồng với quan điểm này. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về thơ ca dân gian Hmông, chúng tôi bổ sung thêm hai truyện thơ nói trên vào nội dung nghiên cứu truyện thơ Hmông.

Trong xã hội cũ, người Hmông là nạn nhân của giai cấp thống trị, bị bóc lột, và tệ hại hơn, bị trói buộc vào những hủ tục lạc hậu, khắc nghiệt của chính dân tộc mình. Vì thế, trong thơ ca dân gian Hmông, ta thấy bóng dáng lịch sử đau thương của cả một dân tộc. Từ nguyên nhân của cuộc hành trình bất tận tạo ra lối sống du canh du cư, thực chất là né tránh khỏi sự đè nén, cai trị của người Hán:

Người Hmông ta ở Quí Châu đến Vì người Hmông ta không biết chữ Thua kiện người Hán ta mới đi [122]

Cho đến sự bất bình trước thực tại xã hội bị chìm đắm trong sự đày đoạ của cái xấu, cái ác. Những bất công và hủ tục đè nặng lên cuộc đời, được bộc lộ một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách cay đắng và chua xót trong những bài dân ca than thân trách phận. Những cảnh ngộ mồ côi, những thân phận tôi đòi, những kiếp người bất hạnh, tủi cực được bộc lộ qua lời ca:

Mồ côi không cha, không mẹ, không anh, không em Ngày chẳng có nơi trú, đêm không có chỗ ngủ

Bất hạnh trùm lên cuộc đời những con người bé nhỏ: Ôi thân cô đơn, ăn xong thui thủi bê mâm đặt lên sàn Ăn hết chẳng biết theo ai mà đòi thêm

Ôi thân cô quạnh, ăn đoạn lủi thủi bê mâm đặt lên chạn Ăn hết không biết ai mà hỏi nữa [15]

Kiếp mồ côi đã khổ, kiếp làm dâu đâu có sướng hơn. Biết bao cảnh những cô gái Hmông tuổi nụ, tuổi hoa đi làm dâu nhà người mà không bao giờ biết thế nào là hạnh phúc, không được nếm trải trái ngọt của tình yêu, họ chỉ như là một món hàng để mẹ cha trao đổi, thậm chí, như một vật thế thân, cầm cố của cha mẹ cho người giàu:

Bố mẹ gầu Hmông

Phải chăng thích người ta con bò trắng chân Đem gầu Hmông đi gả làm dâu

Con đường lạ không biết tên

Phải chăng muốn người ta con bò trắng rốn Đem gầu Hmông gả đi làm dâu

Con đường lạ không biết chốn...[103]

Có gì tủi hổ và đau đớn hơn nghịch cảnh trớ trêu này:

Gầu Hmông làm dâu đường xa tít mù Thế mà chú rể gầu Hmông

Lại đi gọi luôn người yêu xưa của gầu Hmông Để làm người giúp gánh đồ...[103]

Đau đớn thế, vậy mà đôi lứa yêu nhau không thể làm gì hơn, cả một điều nhỏ nhất để an ủi người mình yêu: Người yêu xưa/ Không dám chìa tay/Lau giúp gầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hmông giọt nước mắt. Đường làm dâu thay vì rộng mở, hạnh phúc, lại là con

đường "ống đũa, ống tre" chật hẹp, tù túng như một sự giam cầm và đầy đoạ:

Đường làm dâu con đường như ống đũa Đường làm dâu đường nước mắt giàn giụa Đường làm dâu con đường như ống tre

Đường làm dâu con đường rơi nước mắt [104]

Hệ luỵ của những tập tục và gánh nặng cuộc sống đè nặng lên đôi vai người con dâu Hmông. Thơ ca dân gian Hmông chan hoà những giọt nước mắt thống thiết của người con gái Hmông bị ép duyên, bị gả bán, bị phân biệt đối xử như những người hầu, như đứa ở:

Nàng len lén tới gần chuồng gà

Mẹ chồng nghiệt, quắc mắc đen ngòm nhìn gườm gườm Nàng rón rén bước tới phía sân

Mẹ chồng ác, lừ mắt đen ngòm nhìn quằm quặm Nàng sợ run, len lét nép vào trong nhà

Nàng vội vớ cái mẹt sẩy thóc nuôi gà Mẹ chồng lại đay:

-"Con này lóng ngóng!"

Nàng vội vớ cái sàng sàng cám cho lợn Mẹ chồng vẫn nghiến:

-"Con này vụng tay!"...[122]

Truyện thơ Hmông bộc bạch nỗi khổ của những con người có số phận éo le: Những người mồ côi phải sống cuộc đời cực khổ từ nhỏ (Truyện Giàng Giao Câu-

Pạ Nhia); những người vợ cả bị chồng ruồng rẫy, phụ bạc (Cuộc đời của Chứ Dạ Lia, Chế Phệnh, Tú Tủa và Gầu Dụ, Nụ Do và Gầu Nú...); những đôi trai gái yêu

nhau không lấy được nhau do cô gái bị ép gả cho người khác, hoặc do một người phụ tình (Gầu Li- Nụ Dia, Chàng Vàng Cha...). Cảnh những cô bé bị ép gả rồi bị gia đình chồng hành hạ, do chưa đủ lớn khôn để thông thạo việc nhà. Có thể nói, đây là bức tranh phản ánh hiện thực của người Hmông xưa. Qua đây, người Hmông muốn tỏ thái độ ngợi ca, khuyến khích những người chăm chỉ, thật thà, nhân hậu, chung thuỷ, biết cùng nhau chăm lo hạnh phúc gia đình, đồng thời phê phán những kẻ

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 70 - 81)