Thế giới hình ảnh phong phú, độc đáo

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 125 - 130)

7. Cấu trúc của luận án

3.3.1. Thế giới hình ảnh phong phú, độc đáo

Tư duy trực quan hình ảnh là đặc điểm chung của người miền núi, đúng hơn là đặc điểm chung của người dân tộc thiểu số. Đó là sự tự biểu hiện của khả năng nhận thức và biểu đạt của cá nhân trước một vấn đề trừu tượng đòi hỏi phải diễn đạt bằng ngôn ngữ với mục đích để người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận. Thơ dân tộc thiểu số nói chung và thơ dân tộc Hmông nói riêng, rất giàu hình ảnh. Tư duy trực quan hình ảnh tạo nên sự phong phú, độc đáo cho hình tượng thơ. Lựa chọn những hình ảnh có khả năng diễn tả chính xác nội dung cần biểu hiện làm cho những câu thơ, bài thơ trở nên sinh động và có tính biểu cảm cao, gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thơ Hmông truyền thống tràn ngập hình ảnh thông qua lối ví von, so sánh, ẩn dụ. Thế giới hình ảnh trong thơ Hmông cũng chính là thế giới của thiên nhiên, con người và cuộc sống của đồng bào Hmông, vô cùng sinh động, phong phú và giàu bản sắc. Khó có thể liệt kê ra hết những hình ảnh được sử dụng trong thơ ca Hmông, nhưng có một điều khá chắc chắn rằng, đó là những hình ảnh rất riêng phản ánh thế giới vật chất và tâm hồn người Hmông. Nó rất mực giản dị và gần gũi với họ:

Mùa đông dây leo không đâm chồi Mùa xuân dây leo mới mọc

Dây leo mọc không có lối vươn

Vươn luẩn quẩn bên hốc đá [120. tr.45]

Những hình ảnh dây leo, hốc đá vốn dĩ không thơ, lại đi vào dân ca Hmông

một cách tự nhiên, và được xuất hiện nhiều, có sức ám ảnh mạnh. Hình như đối với người Hmông, không một hình ảnh nào, dù là bé nhỏ, đơn sơ nhất, mà không gắn bó với họ, xuất hiện trong thơ ca truyền thống nhiều như một phòng trưng bày về thế giới tự nhiên, con người và cuộc sống rất đặc trưng của dân tộc này. Từ hình ảnh trăng, sao, mặt trời rất quen thuộc đến hình ảnh nương, bãi, đá, núi.. phần nào mang tính ước lệ, rồi đến cây kiệu, cây hành, cây sậy, con ốc, con hến, con ve, con

ong, con kiến...nghĩa là không có hình ảnh nào mà không đưa được vào thơ: - Ta quấn xà cạp chẳng gọn xinh như trôn ốc vặn

Nên đi tìm vợ chẳng ra phận ra duyên

Ta quấn xà cạp chẳng gọn đẹp như trôn ốc xoáy Nên đi kiếm vợ chẳng thành lứa đôi [120, tr54] - Gà sống mổ gà thiến

Con ong con đập cánh vào con ong đang lột xác...[120, tr.56] - Núi cao sinh gốc sậy

Đồng thấp mọc ba trăm thứ cỏ thơm [120, tr.57] - Chim họa mi ăn quả nho rừng

Mỏ nhuộm màu đỏ tía...[120, tr.57]

Tuy nhiên, những hình ảnh dù là nhỏ nhất, ít quen thuộc nhất, đều không phải được đưa vào thơ Hmông một cách ngẫu nhiên, mà được lựa chọn để biểu thị những dụng ý nghệ thuật nhất định. Nhìn chung, đó đều là những ẩn dụ để diễn tả một cách chí lí, thú vị những điều mà nhà thơ dân gian Hmông muốn biểu đạt. Đôi khi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người đọc không dễ hiểu ra được ý nghĩa ẩn dụ ở đó nếu không có mã khóa văn hóa của người Hmông. Chẳng hạn:

Ruồi nhà nhích lại ruồi vàng, gà sống nhích lại gà thiến Gà thiến vỗ phành phạch trên mỏm đá

Năm nay, ta lạc bước đến tận quê mình Ngó mình dáng hình đẹp đẽ [120, tr.95]

Ở đoạn thơ trên, có đến hai hình ảnh ẩn dụ dùng để chỉ một đối tượng. Đó là:

ruồi nhà- chỉ người con trai, ruồi vàng- chỉ người con gái; gà sống-người con trai, gà thiến- người con gái. Quả thật, nếu không có sự giảng nghĩa của đồng bào thì

người đọc (các dân tộc khác) khó mà hiểu được ý nghĩa ẩn dụ này. Nó hoàn toàn không thể cắt nghĩa như trong ẩn dụ của người Việt: Thuyền về có nhớ bến chăng/

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ( thuyền chỉ người con trai với nét nghĩa

chuyển động, chủ động; bến chỉ người con gái với nét nghĩa chờ đợi, thụ động).

Trong trường hợp câu thơ Hmông ở trên, ruồi nhà và ruồi vàng, gà trống và gà thiến, khó có thể giải nghĩa theo cách như vậy. Câu thơ có chú thích của người biên

soạn, ý nói: "con vật nọ làm khổ con vật kia, giống như trong bài hát này người con gái đã lừa dối, làm khổ người con trai" [122, tr.56]. Nếu không viện dẫn chú thích này thì rất khó có thể hiểu được ý nghĩa câu thơ. Chúng tôi nghĩ, có thể đó là những ẩn dụ chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh nhất định.

Trong thơ Hmông hiện đại, cách tư duy trực quan hình ảnh cũng thể hiện rất rõ. Diễn tả không khí lao động khẩn trương cho kịp mùa vụ, Giàng A Của dùng hình ảnh “đưa hết cánh tay ra đồng ruộng”. Khuyên mọi người có ý thức bảo vệ rừng, Sùng A Trống chỉ ra tác hại của việc tàn phá rừng đầu nguồn: “Ta đem rừng

triệt hại/Có ngày cuộc sống của ta/Như là con mương ruộng đã vỡ/Còn trơ lại cái rãnh khô”. Hùng Đình Quí ca ngợi cuộc sống hạnh phúc một vợ một chồng, lên án

hủ tục lấy vợ lẽ, ông khuyên những người Hmông không nên “tranh đục cũ người

dùng”, “cướp dao mẻ người liếc”. Tư duy trực quan hình ảnh tạo cho thơ Hmông có

sức khái quát cao hơn, gần với nếp cảm, nếp nghĩ, với cách diễn đạt trong ngôn ngữ hàng ngày của người Hmông.

Mặc dù cách tư duy diễn đạt bằng hình ảnh không phải là cách biểu hiện mang tính đặc thù trong ngôn ngữ thơ ca của bất cứ dân tộc nào, nhưng sắc thái để khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biệt tính đặc trưng trong thơ của từng dân tộc lại rất rõ. Nó được biểu hiện bằng cách sử dụng những hình ảnh gần gũi quen thuộc với cuộc sống của từng vùng, từng dân tộc, thậm chí cả đặc điểm tâm lí và cá tính của dân tộc cũng phần nào được bộc lộ qua những hình ảnh đó. Chẳng hạn, những hình ảnh so sánh ví von với “cá” thường được sử dụng như một đặc trưng trong thơ của các dân tộc Mường, Thái do đặc trưng sinh sống ở ven các con sông và việc canh tác lúa nước. Vậy nên, trong thơ Thái hiện đại mới hay xuất hiện những hình ảnh so sánh như: “Cổ tay em tròn

đuôi cá” (Sầm Nga Di), “Bàn chân xinh xắn như đuôi cá xoè” (Lương Quy Nhân).

Chính từ phong tục tập quán “ăn theo nước” nên người Thái mới có sự gắn bó máu thịt với ruộng đồng, sông suối. Các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Thái nói nhiều đến hình ảnh cá như: “Quí thóc - thóc về. Quí cá - cá lên” hay “Được nắm xôi

ngon chớ quên ruộng/Được khúc cá bùi chớ quên suối”. Trong tập hợp những hình

ảnh được diễn đạt, biểu hiện theo tư duy của người Hmông, dường như chưa một lần có những sự so sánh ví von liên quan đến cá. Tuy nhiên, lại xuất hiện với một mật độ khá lớn các hình ảnh đặc trưng của người Hmông: Nếu là hoa thì đó là phong lan, hoa mận, hoa đào …, nếu là chim thì đó là hoạ mi, chim ri, chim khướu …, nếu là cây thì đó là cây ngô, cây lanh v.v… Không chỉ hình ảnh mà cách diễn đạt hình ảnh trong thơ Hmông cũng rất độc đáo và giàu bản sắc. Chẳng hạn, nói về tác hại của tệ nạn nghiện rượu và thuốc phiện, các nhà thơ Hmông thường sử dụng cách diễn đạt rất hình ảnh và cũng rất độc đáo: “Người tài chui vào hũ”, “Người giỏi chui vào chai”. Những cơn đói thuốc vật vã làm cho con nghiện như “cầy điên chết bệnh”, “mèo dại

chết nắng”, tài sản bị tiêu tan: “dưới nhà còn đất/trên gác chỉ còn bồ hóng” (Hùng

Đình Quí), để rồi nhà thơ đưa ra những lời khuyên nhủ chân tình: “Chàng trai muốn

áo bông lồng áo lụa/Hay để cái tẩu hơ ngọn đèn?” (Mùa A Lao), “Nay ta đem con đường hút thuốc phiện chặt phăng đi” (Giàng Sùng Tủa). Nhiều hình ảnh thơ là sản

phẩm của lối tư duy trực quan mộc mạc đến hồn nhiên, chân thật đến ngộ nghĩnh. Người Hmông vui vẻ, hạnh phúc “sống tưng bừng như một tổ ong mật”, con người trở nên những nhân cách đẹp: “Anh trai Mông tốt bạc/Em gái Mông tốt vàng” (Hùng Đình Quí)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh việc tiếp thu truyền thống, đưa những hình ảnh quen thuộc với đời sống văn hóa truyền thống của người Hmông vào trong thơ. Các tác giả thơ Hmông thời kì hiện đại còn có những thành công ban đầu trong việc tạo ra những hình ảnh mới để làm mới cho thơ, cũng là để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại. Nếu như những hình ảnh thiên nhiên trong thơ truyền thống thường chỉ đơn thuần là những ẩn dụ của số phận và tình cảnh của người Hmông trong xã hội cũ, thường mang những đặc điểm chung là lẻ loi, yếu ớt và buồn, thì ở trong thơ của các nhà thơ Hmông thời kì hiện đại, thiên nhiên đã trở thành đối tượng thẩm mĩ, đối tượng trữ tình. Thiên nhiên mới hơn và đẹp hơn, và điều quan trọng là thiên nhiên trở thành những thực thể có tâm hồn:

Bầy ong tung tăng đi hút nhị hoa gianh Hoa gianh trắng ngà ấm áp

(Có cụ Hồ về- Giàng A Của)

Chim giàng cứ cư

Bay bổng la đà đã thấy hướng đậu

Đậu ngay những núi ruộng bậc thang đầy trời

(Hoa chàm nở- Giàng A Páo)

Mặt trời nâng hoa mây Bồng bềnh sáng núi đá Cuồn cuộn tỏa ngọn rừng tre Như nâng cuộc đời ta đi lên

(Mặt trời hoa mây- Giàng A Páo)

Ở một góc độ nào đó, quá trình mở rộng thế giới hình ảnh trong thơ Hmông thời kì hiện đại là quá trình mở mang nhận thức, mở rộng điểm nhìn. Các nhà thơ Hmông đã vượt qua những giới hạn của không gian và thời gian; không chỉ bó hẹp trong vấn đề thân phận của cá nhân mà hướng đến cộng đồng, hướng ra đất nước; không chỉ nhìn vào hiện tại, nhìn về quá khứ mà nhìn đến tương lai. Vì thế cho nên, thế giới hình ảnh trong thơ của họ cũng mở rộng hơn, gần gũi hơn với người đọc. Những hình ảnh Cờ bay như ngọn lửa hay Gió mang hương/ Nồng phù sa/ Thổi phồng cánh áo hay Có chiếc đài bán dẫn/Treo cao trên cột nhà/ Rỉ rả khúc dân ca/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bếp lò ron ren lửa (Mã A Lềnh) là một thông điệp tươi tắn, ngọt ngào về cuộc sống

với với một tâm thế mới- tâm thế làm chủ cuộc sống của người Hmông trong quá trình đổi mới, đi lên của đất nước.

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 125 - 130)