Khái niệm "thơ ca" trong nội dung "thơ ca dân gian Hmông"

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 59 - 60)

7. Cấu trúc của luận án

2.1.1. Khái niệm "thơ ca" trong nội dung "thơ ca dân gian Hmông"

Thơ ca là một khái niệm sử dụng kết hợp cả hai thành tố Hán và Việt. Thơ

chính là âm Việt của Thi, là một "thể văn có âm vận rõ ràng" [61; 598]; Ca trong

âm Hán Việt có nghĩa là hát. Thơ ca chính là từ hợp nghĩa của cả hai khái niệm thơ và ca. Có thể hiểu thơ ca như là một từ ghép tổng hợp. Chúng tôi không có ý phân định rạch ròi để khảo sát, nghiên cứu thơ và ca trong nội dung luận án. Sở dĩ chúng tôi sử dụng khái niệm trên vì những lí do sau:

Thứ nhất, trong văn học truyền thống của dân tộc Hmông không có thể loại ca dao, chỉ có khái niệm dân ca bao gồm phần lời ca và phần nhạc (làn điệu). Trong

phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tìm hiểu phần lời ca dưới góc độ nội dung và cấu trúc ngôn ngữ. Trong văn học dân gian của người Việt, sự phân định giữa ca dao và dân ca là tương đối rõ ràng: ca dao được hiểu như phần lời của các làn điệu dân ca. Cho dù về nghĩa từ nguyên, sự khác nhau cơ bản của hai khái niệm này nằm ở hai phương diện hình thức và tính chất. Ca dao là những lời ca không

thành chương khúc (dao: câu hát không thành chương khúc) và dân ca là những lời ca dân dã, dân gian. Tuy nhiên, khái niệm ca dao không thấy có ở văn học dân gian Hmông, trong khi tất cả các bài "có âm vận rõ ràng" được viết ra đều để hát. Vậy nên, chúng tôi nghiên cứu dân ca Hmông thực chất là nghiên cứu phần lời của các

bài ca ấy.

Mặt khác, phạm vi của khái niệm "thơ ca dân gian" cũng rất rộng. Có ý kiến cho rằng thơ ca dân gian bao gồm tất cả những tác phẩm văn học dân gian có yếu tố "vần". Về cơ bản, chúng tôi thống nhất với quan điểm này. Tuy nhiên, xét về phương thức phản ánh là phương thức trữ tình, nhưng mặt khác, phương thức trữ tình đó lại được biểu hiện thông qua yếu tố "ca" của phương thức diễn xướng. Trong khuôn khổ của luận án và khả năng nhận thức cũng như bao quát vấn đề nghiên cứu của người viết, ở phần thơ ca dân gian, chúng tôi chỉ đi sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào hai thể loại loại cơ bản nhất và quan trọng nhất của thơ ca dân gian Hmông là dân ca và truyện thơ, còn tục ngữ, câu đố của người Hmông, tuy cũng có yếu tố vần nhưng lại không được diễn xướng bằng hình thức hát (ca), nên chúng tôi không đưa vào phạm vi khảo sát. Ngoài ra, tục ngữ, câu đố hoàn toàn không phải là 'tiếng nói của tình cảm" mà là sự thể hiện những kinh nghiệm và nhận thức của con người trong cuộc sống. "Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh

nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân dân" (M. Gorki). Khác

với tục ngữ, câu đố không nhằm phản ánh những kinh nghiệm thực tiễn trong lao động sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội, mà là "một phương tiện đặc biệt để

nhận thức và kiểm tra nhận thức về các sự vật, sự việc,các hiện tượng của thế giới khách quan" (Ninh Viết Giao).

Thứ hai, thơ ca Hmông thời kì hiện đại (từ 1945 đến nay), ngoại trừ một số bài thơ của các tác giả viết vào những năm cuối của thế kỷ XX có sự cách tân về hình thức, còn lại, hầu như tất cả thơ dân tộc Hmông đều có thể ca được. Trong thực tế, rất nhiều bài thơ của các tác giả người Hmông như Mã A Lềnh, Hùng Đình Quí, đều được phổ biến tới đồng bào qua hình thức hát. Vì vậy, ở một góc độ nào đó, có thể coi thơ dân tộc Hmông thời kì hiện đại cũng gắn liền với ca.

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)