Phong tục, tập quán cơ sở của tính cố kết cộng đồng

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 35 - 44)

7. Cấu trúc của luận án

1.3.3. Phong tục, tập quán cơ sở của tính cố kết cộng đồng

Căn cứ vào đặc điểm trang phục, ngôn ngữ và ý thức tự nhận của đồng bào, có thể chia người Hmông thành 5 ngành: Hmông trắng (Hmông Đơư), HMông hoa

(Hmông lềnh), Hmông đỏ (HMông si), Hmông đen (HMông đu) và Hmông xanh

(Hmông sua). Tuy nhiên, một số ý kiến của các nhà nghiên cứu lại cho rằng người Hmông về đại thể chỉ được chia thành 4 nhóm chính: Hmông Đơ (tức Hmông trắng), Hmông Lềnh (còn gọi là Hmông sí tức Hmông hoa), Hmông Đu (tức Hmông đen có nơi còn gọi là Hmông đỏ), Hmông Sán (tức Hmông Hán - có nơi gọi là HMông xanh). Cách phân nhóm này chủ yếu dựa vào sắc phục của người phụ nữ và sự khác nhau ít nhiều về âm điệu, thổ ngữ [110], [4].

Do liên tục có các cuộc di cư và đại thiên di xuyên quốc gia nên lịch sử của dân tộc Hmông là lịch sử du canh du cư. Khi thiên di vào Việt Nam, có thể do bản năng tồn tại và do đến muộn, người Hmông phải dạt lên các miền núi cao, hiểm trở và sống tách biệt với các dân tộc khác. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, khi khảo sát địa bàn cư trú của dân tộc Hmông ở Lao Cai (năm 1989), trong tổng số 171 xã và thị trấn, có 111 xã có người Hmông cư trú. Trong số đó, 34 xã người Hmông chiếm 100% dân số; 22 xã người Hmông chiếm 51% trở lên. Trong số 523

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làng người Hmông, có đến 457 số làng có 100% là người Hmông, chỉ có 66 làng người Hmông sống xen kẽ với các dân tộc khác [110; tr.18]. Sở dĩ có hiện tượng này là vì, theo chúng tôi, người Hmông rất coi trọng tín nghĩa và tình cảm cộng đồng, dòng tộc. (Người Hmông có câu cửa miệng là “người Hmông ta” (pêz Hmôngz) hay cách nói “ta cùng một giống lanh với nhau”). Mặt khác, cũng có thể đó là do sự ám ảnh của quá khứ và một tâm lí luôn cảm thấy tự ti vì bị kém cỏi so với dân tộc khác nên cuộc sống khép kín, ít giao lưu vừa là hạn chế, lại vừa là sự bảo lưu tốt nhất nền văn hoá truyền thống của dân tộc Hmông.

Cũng như các dân tộc khác, người Hmông rất coi trọng mối quan hệ gia đình. Gia đình tồn tại phổ biến dưới các hình thức hai và ba thế hệ. Trong gia đình người Hmông, nam giới được coi trọng và đảm nhiệm các việc lớn như thờ cúng tổ tiên, tham gia các công việc của cộng đồng. Họ chỉ được coi là đã trưởng thành khi có con đầu lòng và được làm lễ đặt tên đệm mới. Phụ nữ Hmông là người phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Trước đây, những người phụ nữ đi làm dâu, nếu chồng chết phải lấy em trai chồng, bằng không, họ sẽ bị tước đoạt toàn bộ của cải, có khi cả con cái. Có lẽ chính vì phải chịu đựng nhiều tệ nạn như tảo hôn, cưỡng hôn, cả cuộc đời bị trói buộc cả thể xác lẫn tâm hồn, hiện tại đau khổ, ai oán, tương lai tối tăm mờ mịt… mà trong kho tàng dân ca Hmông có cả một mảng đề tài: Tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng). Đó là tiếng kêu than, là nước mắt đau thương của người phụ nữ

bị đoạ đầy trong đau khổ. Và đây đó, còn là ý thức phản kháng hoặc lòng phẫn nộ, le lói trong những cảnh đời bị hắt hủi, tủi nhục:

Năm nay em đi làm dâu Em làm chín thời mười giờ Chẳng có lúc nào nghỉ

Trâu măng cày, dây khiếu không biết ải

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm

(Dân ca Hmông)

Tuy nhiên, trong gia đình người Hmông, quan hệ vợ chồng luôn được đề cao. Người chồng bao giờ cũng được người vợ chăm sóc chu đáo từ sinh hoạt trong nhà đến các buổi đi nương, đi chợ. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh các phiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chợ vùng cao, trên muôn nẻo đường núi tới chợ, người chồng ngồi thong dong trên lưng ngựa trong khi người vợ cầm đuôi ngựa vượt dốc; hay hình ảnh những người vợ kiên tâm cầm ô che cho chồng ngủ ngay bên vệ đường cho vãn cơn say. Đó chính là những biểu hiện nét đẹp về đạo đức và phẩm hạnh của người phụ nữ Hmông, góp phần tạo ra mối chung thuỷ đặc biệt của vợ chồng người Hmông từ xưa đến nay.

Ngoài ra, gia đình người Hmông còn là một môi trường để gìn giữ và phát triển văn hoá. Các em bé gái được mẹ, được chị dạy cho thêu thùa từ rất sớm. Lớn lên, biết xe lanh, dệt vải, biết in váy, thêu hoa… Các em trai làm quen với súng săn, bắn nỏ, cưỡi ngựa và cả thổi khèn, thổi sáo… nên họ có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm cuộc sống gia đình từ rất sớm.

Trong các phong tục tập quán của người Hmông, cuới xin và tang ma để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống nhiều hơn cả. Đám cưới của người Hmông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông vì đồng bào kiêng những tháng có sấm chớp. Hôn nhân của người Hmông cũng tuân theo các bước lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thạo các bài hát nghi lễ cưới xin, giúp nhà trai sang nhà gái làm các thủ tục dạm hỏi, hẹn ngày đón dâu. Đám cưới của người Hmông bao giờ cũng phải có phù rể. Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên nhà gái trước khi đi rước dâu. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được hai người anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón dâu. Đám đón dâu đi lẻ về chẵn. Theo phong tục, người nhà gái không đưa dâu đến nhà trai. Quãng đường đón dâu về dù ngắn hay dài cũng nhất thiết phải nghỉ giữa chừng, ăn cơm nắm do nhà gái đã chuẩn bị sẵn. Cô dâu về tới trước cửa nhà trai còn phải một nghi lễ nhập ma nhà chồng mới được vào cửa. Trước đây, người Hmông rất phổ biến phong tục “bắt vợ”. Khi chàng trai ưng một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, “bắt” cô gái về làm vợ mình. Cô gái bị “bắt” về được nhà trai “dùng gà trống đánh dấu nhập nhà” buộc phải lấy chàng trai cho dù có đồng ý hay không [110]. Trong xã hội cũ, tục “bắt vợ” diễn ra thường là do những gia đình nhà trai có quyền thế ép buộc các cô gái về làm vợ. Khi các cuộc cưỡng hôn này tan vỡ thì thường người con gái chỉ còn biết đến cái chết. Bởi lẽ, sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi đã bị “nhập ma” nhà trai, cô gái có tự ý bỏ về thì bố mẹ cô cũng không thừa nhận nữa. Ngày nay, ở một số nơi vẫn còn tồn tại phong tục này nhưng đã khác hẳn về tính chất, thường là do có sự thoả thuận từ hai phía chàng trai và cô gái, để đặt gia đình hai bên vào một “sự đã rồi”. Hoặc giả, lễ cưới đã được hai bên gia đình chuẩn bị, còn việc “bắt vợ” chỉ là hình thức để tăng thêm phần thi vị cho đôi lứa mà thôi. Suy cho cùng, tục “bắt vợ” của người Hmông khi gạt bỏ những hủ tục, lại khẳng định cho tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát hôn nhân tự do đã bị chế ngự và kìm hãm từ bao đời.

Tang lễ của người Hmông là một hiện tượng văn hoá đặc sắc, phản ánh những quan niệm về lịch sử xã hội và cộng đồng dân tộc. Tang lễ của người Hmông là một lễ lớn được tổ chức rất chu đáo. Không giống với các dân tộc khác, người Hmông thường tổ chức hai đám tang: đám ma tươi khi người vừa mới mất và đám ma khô

không quy định chặt chẽ về thời gian tổ chức, có thể tiến hành bất cứ lúc nào khi gia chủ có điều kiện.

Tang lễ của người Hmông được diễn ra như sau: Khi có người qua đời, gia đình sẽ bắn ba phát súng chỉ thiên để báo hiệu. Sau khi phát tang sẽ tiến hành các nghi lễ. Trước tiên là lễ chỉ đường để người chết tìm đến với tổ tiên gọi là lễ “khúa kê” (kruôz cê). Ông thầy cho kê một tấm phản gỗ dọc gian giữa và đặt người chết nằm ngửa trên đó, chân hướng ra ngoài cửa, đầu hướng vào trong nhà. Sau đó, gia đình chuẩn bị một con dao thường dùng, một cây nỏ thường dùng, dao được tra vào bao treo ở đầu đòn cây nỏ. Tiếp theo, gia đình chặt một cây trúc đem về cho thầy làm bút chỉ đường kèm theo một chai rượu, một cái chén để đưa linh hồn người chết trở về nơi âm phủ và lên thiên đường. Ông thầy cúng vừa dùng bút chỉ đường (cxinhx ntơưs) nhằm giao tiếp với người chết, vừa đọc bài “khúa kê” để hướng dẫn hồn người chết tìm về với tổ tiên. Ông thầy cầm lấy tay phải của người chết giả vờ kéo và gọi dậy ba lần rồi mới đi vào bài ca chính:

Mình chết thật hay mình chết giả Mình chết thật mình quay mặt lại đây

Lắng tai nghe thầy hát ba mươi sáu bài thần, ma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bài tang ca (kruôz kê) là bài ca duy nhất được sử dụng trong lễ tang nhằm dẫn lối chỉ đường cho linh hồn người chết đi từ cõi dương về với cõi âm. Nó được quy định hết sức nghiêm ngặt về việc truyền dạy và sử dụng: Không được hát bài “khúa kê” trong nhà khi không có người chết; không hát “khúa kê” khi đi ngang qua các làng bản và khu vực đông dân cư; khi ông thầy đọc “khúa kê” trong lễ tang thì tất cả những người có mặt ở đó không được ngủ để tránh hồn của người sống đi theo hồn của người chết sang cõi âm [28].

Người Hmông quan niệm phải đến khi làm lễ ma khô, người chết mới được rửa sạch hết tội lỗi và hồn mới được siêu thoát để đi đầu thai kiếp khác.

Các sinh hoạt cộng đồng khác của người Hmông bao gồm sinh hoạt, giao lưu trong những phiên chợ, những dịp tết, lễ hội. Đặc biệt là những lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tinh thần của người Hmông như lễ hội “Gầu tào” (gruôv taox), được tổ chức hàng năm. Một ngày lễ lớn của người Hmông là Tết Nguyên đán. Ngày tết, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, đi thăm hỏi nhau, người Hmông còn tổ chức nhiều hội vui xuân như hát dân ca, đánh quay, đánh yến …

Xã hội truyền thống của người Hmông là xã hội phụ quyền, vai trò của người đàn ông trong gia đình được đề cao. Cấu trúc xã hội của người Hmông được xây dựng trên cơ sở sự gắn kết giữa các gia đình. Trong hoàn cảnh không có sự tập trung về địa vực cư trú thì sức mạnh cố kết của họ chính là sự liên kết ấy. Thiếu nó, người Hmông sẽ không còn sức mạnh, thậm chí, không còn cộng đồng.

Khái niệm gia đình được người Hmông gọi là dí nềnh (Ziv nênhs) có nghĩa chỉ những người cùng sống chung dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân và dòng máu. Gia đình của người Hmông thường gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái, thường sống theo mô hình tam đại đồng đường. Bình quân mỗi gia đình người Hmông có khoảng 6-7 nhân khẩu. Theo kết quả khảo sát của nhà nghiên cứu dân tộc học Vương Duy Quang, điều tra trên 4 bản của 3 tỉnh có đông người Hmông sinh sống là: La Pán Tẩn (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải,Yên Bái), Trông Phàng Khủ (xã Trung thu, huyện Tủa Chùa, Lai Châu), Lóng Luông (xã Kiến Thiết, huyện Mộc Châu, Sơn La), Tả Phình (xã Tả Phình, huyện Tủa Chùa, Lai Châu), số gia đình từ 6 người trở nên chiếm tới 118/161 hộ của 4 bản trong khi các gia đình nhỏ (dưới 6 khẩu) của người Hmông chỉ là 42/161 hộ. [97;tr.67]. Điều đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biệt là theo quan niệm của người Hmông, nếu không phải có từ hai người trở nên hoặc đàn ông không có vợ, đàn bà không có chồng thì dù có ở nhà cao cửa rộng thế nào cũng không được gọi là dí nềnh. Người Hmông có câu "một chân đứng không vững, một tay vỗ không kêu" nên một người không thể gọi là một gia đình. Đó chỉ là chấy dí nềnh (Cxeik ziv nênhs) tức là một nửa gia đình mà thôi.

Dưới mô hình xã hội phụ quyền, vị trí của người đàn ông trong gia đình rất lớn. Họ được gọi là Chư chê (tsưr tsêr)- chủ nhà. Đó là người bố hoặc người con

trai cả trong trường hợp người bố mất đi. Chư chê là người có quyền hạn tối cao

trong gia đình trong việc quyết định những công việc quan trọng và chịu trách nhiệm thực hiện các lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo trong khuôn khổ gia đình. Chư chê cũng là người thay mặt gia đình tham dự các công việc của dòng họ, làng bản. Người Hmông không chỉ rất hiếu khách mà còn rất trọng danh dự. Vì vậy mà chư chê không bao giờ để gây ra những điều tiếng trong công việc, và có thái độ trọng

thị hết mực đối với khách của mình.

Cũng chính bởi mô hình xã hội phụ quyền mà nam giới người Hmông có được vị trí độc tôn trong gia đình, được thừa hưởng mọi quyền lợi. Người Hmông có câu: "Hổ chết còn da, bò chết còn sừng, bố chết còn con trai". Khi các con trai đến tuổi trưởng thành và ra ở riêng, họ được người bố chia gia sản trước sự chứng kiến của chú bác trong dòng tộc và người cậu bên ngoại. Đất canh tác của gia đình được chia đều cho bố mẹ và từng người con trai. Người con trai trưởng sau khi lấy vợ sẽ không ra ở riêng ngay mà vẫn ở với bố mẹ để phụ giúp công việc cho đến khi các em trưởng thành. Về già, bố mẹ thường ở với người con trai út- người được thừa hưởng toàn bộ gia sản của bố mẹ và có trách nhiệm lớn nhất trong việc chăm sóc bố mẹ.

Luật tục của người Hmông cũng qui định rõ, khi người con gái đã bước về nhà chồng và làm lễ 'nhập ma" nhà chồng, họ không có quyền rời bỏ nhà chồng với bất cứ lí do nào; không được sinh nở thậm chí không được chết ở nhà bố mẹ đẻ của mình cho dù họ bị chồng phụ bạc, ruồng bỏ. Khi chồng chết, người phụ nữ Hmông có thể lấy em chồng hoặc ở vậy nuôi con. Tuy nhiên, lòng chung thuỷ là một phẩm chất đặc biệt của những người phụ nữ Hmông, cho dù cuộc hôn nhân đó là do bố mẹ sắp đặt, là tảo hôn hay đến với nhau qua tục "cướp vợ" thì người phụ nữ Hmông vẫn luôn là một người vợ thuỷ chung hiếm thấy. Có lẽ không có người phụ nữ nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong số phụ nữ của 54 dân tộc ở Việt Nam lại có thể kiên nhẫn ngồi xoè ô đợi chồng ngủ ngay bên vệ đường cho vợi cơn say trong những buổi chợ phiên gặp gỡ bạn bè, quá chén vì vui. Sự kiên nhẫn và bình thản chúng ta vẫn thường thấy trên gương mặt của rất nhiều người phụ nữ như thế trong những buổi chợ phiên vùng cao là một nét phẩm hạnh vừa đáng trân trọng, vừa giàu bản sắc. Nó như một biểu trưng cho hạnh phúc đơn sơ nhưng giàu tính nhân văn trong mối quan hệ vợ chồng cuả người Hmông. Cũng chỉ có dân tộc này mới có tục làm giường ngủ rất hẹp với ý nghĩa "vợ chồng ghét nhau không bỏ được cái giường".

Mối quan hệ anh-em (cưr-tix) chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Theo luật tục người Hmông, người thấy mặt trời trước là anh (tix) bao giờ cũng được sự kính trọng của "người thấy mặt trời sau" là em. Đã là anh em- cứ ti thì dù có khác nhau về quan điểm, lẽ sống, địa vị xã hội, thậm chí ở hai chiến tuyến đối lập nhau, thì khi

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)