Một số biểu tượng trong thơ Hmông truyền thống

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 130 - 140)

7. Cấu trúc của luận án

3.3.2.1. Một số biểu tượng trong thơ Hmông truyền thống

Biểu tượng là một khái niệm có gốc từ Hán Việt. Biểu có nghĩa là "bày ra", "trình bày", đó là dấu hiệu để người ta dễ nhận biết một điều gì đó.Tượng có nghĩa là "hình tượng". Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, kí hiệu tượng trưng nhằm diễn đạt một ý nghĩa mang tính trừu tượng. Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũng giải thích:

"Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia", tức là dùng cái tri giác được để nói lên cái khó có thể tri giác, hay dùng cái tĩnh để nói cái động, dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình...[135].

Nói đến biểu tượng cũng chính là nói đến văn hóa ở một giác độ hẹp. Biểu tượng thường được quan niệm như là một "đơn vị cơ bản" của văn hóa. Có nhiều lí thuyết khác nhau về biểu tượng của các nhà nghiên cứu biểu tượng trên thế giới như Jean Chevalier, Alain gheerbrant, C.G.Jung, R.Bathes, L.White...nhưng nhìn chung, hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm khi cho rằng: "Biểu

tượng chính là ngôn ngữ tượng trưng chỉ có ở loài người và là tế bào của đời sống văn hóa" [35]. Đi tìm bản sắc dân tộc qua thế giới biểu tượng là một trong những

hướng đi hứa hẹn nhiều thành công không chỉ đối với các nhà văn hóa học, dân tộc học mà còn là cách tiếp cận khả dĩ của các nhà nghiên cứu văn học trong những năm gần đây, khi mà vấn đề bản sắc dân tộc, vấn đề truyền thống và hiện đại luôn được quan tâm, nhất là đối với mảng văn học các dân tộc thiểu số, nhằm xác định hướng đi cho văn học trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng rộng rãi và sâu sắc. "Muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác thì cần phải

thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc" [ 34]. Nói đến dân

tộc Hmông là nói đến nét đặc trưng của những phô diễn đầy ấn tượng trong đời sống vật chất và tinh thần, cũng tức là nói đến một thứ văn hóa vật thể và phi vật thể luôn hiện hữu trong hành trình tồn sinh của một dân tộc luôn trải qua những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc thiên di đầy nước mắt và máu. Trong suốt tiến trình đấu tranh tự nhiên và đấu tranh xã hội của mình, những ước mơ và nguyện vọng của người Hmông không chỉ hiện hữu ở nơi sâu thẳm của tâm hồn mà còn thể hiện rõ trong cuộc sống hàng ngày. Khẩu súng và cây khèn là những biểu tượng đã góp phần thể hiện một nét tính cách của người Hmông. Không có người dân tộc vùng núi nào luôn cập kè khẩu súng mỗi khi bước ra khỏi nhà như người đàn ông Hmông; không có ai luôn mang bên mình trong các phiên chợ, các ngày lễ tết như người đàn ông Hmông với cây khèn đặc trưng của dân tộc mình. Người Tây Nguyên có đàn tơ- rưng, người Tày- Nùng ở Việt Bắc có cây đàn tính nhưng những nhạc cụ truyền

thống ấy luôn chỉ xuất hiện trong những không gian riêng của nó. Trái lại, không gian cho cây khèn của người Hmông xuất hiện chính là cuộc sống hàng ngày của người Hmông. Điều đó đã tạo cho cây khèn Hmông mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. "Dân tộc Hmông là một dân tộc có phẩm chất văn nghệ ở mức cao" [120] với những bài dân ca, dân vũ làm mê đắm lòng người. Bên cạnh những nhạc cụ đặc trưng của người Hmông như đàn môi, kèn lá...thì cây khèn được coi là nhạc cụ tiêu biểu nhất. Cùng với truyền thuyết về sự ra đời của cây khèn, những điệu khèn của người Hmông luôn gắn liền với những câu chuyện từ xa xưa của đồng bào mà mỗi khi những giai điệu ấy cất lên thì quá khứ xa xăm oanh liệt và bi hùng lại trở về. Người Hmông mượn tiếng khèn để lưu giữ lịch sử. Nói cách khác, khèn là biểu tượng lịch sử truyền thống của người Hmông.

Điều kiện quan trọng để một hình ảnh ngôn ngữ trở thành biểu tượng đó là tần số xuất hiện và khả năng phổ biến. Nghĩa là biểu tượng ấy phải được xuất hiện nhiều lần trong môi trường đã được khu biệt. Mặt khác, biểu tượng ấy phải quen thuộc, gần gũi với con người, cuộc sống của một dân tộc mà nó biểu hiện. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các biểu tượng khèn và lanh trong thơ ca dân gian Hmông và coi đó như là một mã văn hóa quan trọng trong đời sống của người Hmông, biểu hiện ở cả tần số xuất hiện và ý nghĩa biểu trưng của nó. (Trong Dân ca Hmông, biểu tượng khèn xuất hiện 160 lần, Biểu tượng lanh xuất hiện 208 lần) [23]. Cây khèn - tiếng khèn không chỉ hiện diện trong đời sống vật chất mà còn cư ngụ trong đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống tinh thần của người Hmông. Người ta đã quá quen thuộc với hình ảnh chàng trai Hmông với cây khèn trong tay, quấn quýt bên những cô gái Hmông trong những buổi chợ phiên hay lễ hội gầu tào. Tiếng khèn nói điều chàng trai muốn nói, lúc nhẹ nhàng tha thiết, khi sôi nổi mãnh liệt. Trai gái tỏ tình với nhau bằng tiếng khèn trong những phiên chợ tình chiếm một số lượng đáng kể trong dân ca Hmông. Tiếng khèn Hmông mang một âm điệu đặc biệt, cao chót vót và sâu thăm thẳm. Âm nhạc cũng như tính cách của người Hmông không ưa sự quân bình, trái lại nó mạnh mẽ và phóng túng, mạnh mẽ đến dữ dội, phóng túng đến ngang tàng. Những phiên chợ tình Khau Vai (Hà Giang) hay Sa Pa (Lào Cai) chính là nơi để tiếng khèn bộc lộ hết chức năng như một tín hiệu tình yêu của trai gái Hmông, của người trẻ và của cả những người già mượn tiếng khèn để tìm về với những mối tình bị đứt gãy mà tháng năm hay thời gian hiện hữu đã trở thành bất lực. Không có thứ ngôn ngữ nào phong phú và tinh tế hơn tiếng khèn, Tiếng khèn không chỉ là sứ giả âm thanh của tình yêu mà đã trở thành máu thịt của người Hmông, là một phần không thể thiếu trong cuộc đời cũng như trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào.

Có thể nói, trong tình yêu của nam nữ Hmông thì tiếng khèn chính là tiếng lòng của chàng trai, khi mà những ngôn từ cho dù có văn hoa đến đâu cũng dường như trở nên nghèo nàn, không đủ để diễn tả những cung bậc cảm xúc của tâm hồn. Khi ngôn ngữ trở nên bất lực và vô nghĩa, chàng trai mượn tiếng khèn để cởi lòng, để giải tỏa những ẩn ức của tâm trạng:

Anh nghĩ đi càng đứt gan Anh nghĩ lại càng nát tim

Lê chân về ăn cơm sáng chẳng ngon cơm sáng Vớ tiếng khèn nghiêng ngả lượn thổi mấy bài [122]

Dù có phải vượt qua bao nhiêu đèo suối, qua đêm tối và rừng sâu để đến nhà người yêu, đến nơi hò hẹn thì con đường cũng trở nên ngắn lại vì đồng hành với chàng trai còn có cây khèn:

Cơm tối xong, anh chàng vác khèn đi hăm hở Cơm tối xong, mâm bát cô nàng còn chưa rửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cơm tối xong, anh chàng vắc khèn đi vội vã

Cơm tối xong, mâm bát cô nàng còn chưa dọn [122]

Chính nhờ có tiếng khèn mà những trai gái yêu nhau có thể gửi trọn niềm mong nhớ của mình đến người thương. Cây khèn trở thành chiếc cầu nối hai tâm hồn đồng điệu giữa núi rừng rộng lớn. Đêm tối chính là khoảng thời gian lí tưởng nhất cho sự suy tư và cả cho những thăng hoa của cảm xúc. Những cô gái Hmông đang tuổi yêu có thể nghe suốt đêm tiếng khèn gọi thương gọi nhớ của bạn tình. Tiếng khèn chính là mầm mống, là chồi non lộc biếc để cây tình yêu đơm hoa. Nỗi nhớ thương càng sâu nặng thì sự lỡ dở, cắt chia càng trở nên xót xa. Với đôi trai gái Hmông, bình minh chính là kẻ quấy rối, là vị khách không mời chen vào giữa cuộc tình đang hồi mặn nồng của họ. Mặt trời lên cũng là lúc chàng trai phải tạm chia tay với cô gái, tiếng khèn chưa nói hết được lời thương thì cây khèn đã phải cùng chàng trai trở về trong ngổn ngang tâm trạng:

Trời đã rực hồng trên ngọn tre

Anh chàng vội vớ khèn vượt qua chín khe núi Nghĩ tới người yêu nước mắt tuôn ròng Trời đã sáng bừng trên ngọn trúc

Anh chàng vội vớ khèn băng qua chín ngọn đèo [122]

Trước nay, một số nhà nghiên cứu thường mặc định tiếng khèn như là một thứ ngôn ngữ của tình yêu. Điều đó đúng nhưng không hẳn. Bởi lẽ, tiếng khèn còn có một sứ mạng thiêng liêng là đưa người chết vào giấc mơ người sống. Khèn Hmông được sử dụng trong nghi lễ tang ma với tư cách là vật đưa linh người chết ra nghĩa địa. Dân ca Hmông có một mảng quan trọng là Tiếng hát cúng ma. Ở đó,

có tất cả 360 bài khèn mà nghi lễ và tính chất thiêng liêng của nó còn lớn hơn và có uy lực hơn bất cứ một luật tục quan trọng nào. Người Hmông không thổi khèn tang ma và hát Khúa- kê (hát cúng ma) trong nhà khi không có tang lễ, cũng

không hát và truyền dạy bài hát này ở chỗ đông người qua lại. Muốn tập khèn thổi bài khúa-kê, người ta phải kéo nhau vào rừng, dựng chòi để ở và tập cho đến khi thành thục. Học khèn cúng ma cũng là một cách để chứng tỏ tình yêu đối với những người thương quí nhất để một khi họ về thế giới bên kia còn có thể đến với nhau bằng tiếng khèn đưa tiễn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Anh không có lòng thôi

Có lòng anh đi học khèn Tận đồi cao núi sóng đôi Để khi em chết đi

Anh không nhớ thương đành

Thương nhớ anh dùng tay trái bấm lỗ ngón Đưa tay phải bấm lỗ khèn

Tiễn đưa em lên trời cao con đường tối tăm [122]

Tiếng khèn là âm thanh chủ đạo trong nghi lễ tang ma. Tiếng khèn bi thương, sầu oán không chỉ là tiếng lòng tiếc thương vô hạn của người sống đối với người đã khuất, tiếng khèn tang ma còn mang một sứ mạng thiêng liêng là nhắc người Hmông nhớ tới cội nguồn dòng tộc, tới quá khứ bi thương mà oanh liệt.

Nguồn gốc xuất hiện của cây khèn gắn liền với một truyền thuyết của người Hmông mang ý nghĩa giáo dục và ý nghĩa nhân sinh cao cả. Người con trai vì nhớ thương bố, đã lấy dao chặt trúc và thổi, những đoạn trúc ngắn dài tạo ra những âm thanh kì thú. Cũng chính vì lí do này mà người Hmông có tục thổi khèn trong những đám tang ma như một cách thức biểu hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, rộng hơn là đối với tổ tiên và cội nguồn dòng tộc.Tiếng khèn của thầy cúng có sức mạnh đập "vỡ toang cổng trời" để linh hồn người đã mất trở về dương thế với người thân:

Thầy khèn vớ búa đồng, thầy trống vác búa sắt Cùng đập choang choang vỡ toang cổng trời Cha mới chịu thả hồn lớn vía bé trở lại

Thầy khèn thầy trống đập ầm ầm vỡ toang nhà trời Cha mới chịu buông hồn lớn vía bé trở về [122]

Với sự sắp xếp các ống trúc ngắn dài bên nhau, cây khèn còn tượng trưng cho tình đoàn kết anh em trong gia đình. Ngoài ra, khi biểu diễn những điệu múa khèn, người Hmông thường có bạn múa cùng, những chàng trai nhanh nhẹn khéo léo trong những bước nhảy đầy nghệ thuật và rất ngẫu hứng bên cạnh những cô gái Hmông trong điệu múa ô duyên dáng. Sự kết hợp nhịp nhàng tạo nên những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hứng khởi đặc biệt cho người xem. Đó phải chăng cũng chính là sự biểu hiện của tình đoàn kết.

Nhắc đến cây khèn, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh những người đàn ông Hmông mạnh mẽ, phóng túng và tài hoa, hăm hở và cuồng nhiệt trong những điệu dân vũ đặc trưng đầy cá tính. Chính vì vậy, cây khèn biểu trưng cho tính nam, cho người đàn ông Hmông có tài năng, phẩm chất và tính cách mạnh mẽ. Đã là một người đàn ông Hmông thì cho dù trẻ hay già, bên người lúc nào cũng phải có chiếc khèn. Trong các buổi chợ phiên, trong những ngày lễ tết hay cả khi lên nương làm rẫy, cây khèn luôn là một trong những vật bất li thân của người đàn ông Hmông. Điệu nhảy và thanh âm của tiếng khèn biểu hiện tài năng, phẩm chất, cá tính và những cung bậc cảm xúc của người thổi. Những bước nhảy trong điệu múa khèn bao giờ cũng mạnh mẽ. Mỗi người đàn ông Hmông đều trở thành một nghệ sĩ thực thụ khi họ biểu diễn múa khèn. Đối với người đàn ông Hmông, không biết thổi khèn, múa khèn đồng nghĩa với sự bất tài, yếu đuối và vô dụng, khó có thể tìm được người yêu cũng như tìm được người tri kỉ. Phải có một sự mạnh mẽ, bền bỉ mới có thể vừa thổi khèn vừa múa đến "chín ngày không mệt" để có thể mở toang cánh cửa trời đưa những linh hồn về nơi cư ngụ:

Mời được thầy khèn thầy trống Múa khèn chín ngày giữa nhà Có một chút giống ông câu

Mới thấy được thầy khèn thầy trống [122].

Như vậy, cây khèn - tiếng khèn mang rất nhiều cung bậc ý nghĩa, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Hmông. Dù cuộc sống hiện tại có nhiều đổi thay, người Hmông hiện nay đang định cư rất nhiều khu vực trên thế giới đã có dịp tiếp xúc với các nhạc cụ hiện đại nhưng họ vẫn không bao giờ từ bỏ cây khèn bởi sự kì diệu và thiêng liêng của nó. Tiếng khèn đã trở thành một phần hồn của người Hmông.

Bên cạnh biểu tượng khèn chúng tôi đã đề cập ở trên, qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy rằng: Hệ thống biểu tượng trong dân ca Hmông rất phong phú, đặc biệt là biểu tượng cho phẩm chất và số phận người phụ nữ. Các biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng đa dạng về loại hình và cách biểu hiện, có khi là hình ảnh các con vật: con trâu, con ốc, con gà mái... rồi các loài cây cỏ: hoa trân trâu, phong lan, lanh...,

hay các đồ vật như váy, áo, kim chỉ... Một đặc điểm dễ nhận thấy là các sự vật này ở ngoài rất gần gũi, gắn bó với người phụ nữ. Và qua lăng kính của nghệ sĩ dân gian thì sự vật nhỏ bé ấy đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ. Chúng tôi đi sâu khảo sát, tìm hiểu về ý nghĩa của biểu tượng lanh với tư cách là một trong

những biểu tượng mang tính truyền thống đậm nét của dân tộc Hmông.

Cây lanh không chỉ có giá trị cao về mặt kinh tế mà còn có giá trị linh thiêng. Trong 54 dân tộc anh em, chỉ có dân tộc Hmông có nghề trồng lanh dệt vải và có tín ngưỡng về cây lanh. Hay nói khác đi, cây lanh không có mặt trong văn hóa các dân tộc khác mà chỉ có mặt và gắn bó mật thiết với đời sống xã hội và đời sống văn hóa của dân tộc Hmông. Người Hmông thường nói “ở đâu có cây lanh ở đó có người Hmông”. Cây lanh đã trở thành dấu hiệu tộc người của họ.

Người Hmông dùng cây lanh làm nguyên liệu để dệt vải, qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Hmông cho ra đời những sản phẩm thiết yếu như: váy lanh, áo lanh, khăn lanh, dây lưng lanh... những thứ vô cùng giản dị nhưng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.Váy lanh, khăn lanh cùng người Hmông đến phiên chợ, đi chơi tết, hay đi trẩy hội Gầu Tào. Váy lanh, áo lanh rực rỡ khoe sắc cùng

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 130 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)