Xu hướng đổi mới cấu trúc thể loại

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 112 - 115)

7. Cấu trúc của luận án

3.1.2. Xu hướng đổi mới cấu trúc thể loại

Bên cạnh xu hướng kết cấu thơ chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền thống, thơ ca hiện đại Hmông còn mang những đặc điểm của cấu trúc thơ hiện đại. Điều này thể hiện rất rõ trong việc sử dụng các thể thơ, cách dồn nén câu chữ, đặc biệt là cách gieo vần, ngắt nhịp trong các câu thơ, bài thơ. “Nếu so với dân ca dân tộc thiểu số

thì thơ hiện đại dân tộc thiểu số đã có một bước nhảy vọt về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện” [113, tr.59]. Thơ Hmông hiện đại cũng vậy, xu hướng thoát li

truyền thống trong hình thức thơ bộc lộ rất rõ. Trước hết, sự cô đọng thể hiện ở nhan đề các bài thơ. Nếu như giai đoạn trước năm 1975, thơ Hmông thường chỉ có nội dung dàn trải, giọng điệu giãi bày, kể lể; tên các bài thường dài (chẳng hạn, các bài thơ “Mặt trời, mặt trăng và Bác Hồ” của Sùng Nhìa Tú; “Ánh đuốc trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đỉnh Vần Chải” của Hùng Đình Quí; “Chim Câu kỉ Giàng gọi mùa” của Giàng A

Của, “Núi mọc trong mặt gương” của Mùa A Sấu …) thì thơ Hmông sau 1975 thiên về những bài thơ ngắn với cách đặt tiêu đề cũng rất cô đọng, chắt lọc. Tập “Mã A Lềnh thơ” (2002) gồm 42 bài thơ, trong đó, xuất hiện tới 22 bài thơ nhan đề chỉ có từ một đến hai chữ. Bài thơ có tiêu đề dài nhất cũng chỉ có bốn chữ. Đặc biệt, xuất hiện những bài thơ tứ tuyệt mà gần như chưa bao giờ xuất hiện trong thơ Hmông trước đây. Thậm chí có những bài thơ nhỏ chỉ có hai câu (“Nhà

văn”,“Thực tế”,“Văn”,“Thơ”, “Truyện ngắn”,“Trường ca”) gần như là những

định nghĩa riêng, độc đáo trong “chùm thơ đạo nghiệp” của Mã A Lềnh.

Thể loại lục bát là một cấu trúc gần như độc quyền phổ biến của thơ ca truyền thống dân tộc Kinh, đã được sử dụng khá thành công trong thơ của các dân tộc thiểu số khác từ sau cách mạng tháng Tám, cũng đã xuất hiện trong thơ hiện đại của dân tộc Hmông một cách khá nhuần nhuyễn:

Lương hưu đầu tháng lĩnh rồi Đưa em nguyên vẹn. Em cười cất đi

(Hƣu - Mã A Lềnh)

Thậm chí, có những bài thơ mà cấu trúc thể loại lục bát đã được cách điệu, tạo nên cách ngắt nhịp mang dấu ấn nghệ thuật khá rõ:

Tuyết buông nhoà trắng góc trời Sương sa trên má một người vợi xa Cánh chim chấp chới chiều tà Thinh không lá rụng vỡ oà hoàng hôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Chiều xƣa - Mã A Lềnh)

Thơ văn xuôi là một biến thể đặc biệt của thơ trữ tình cũng đã được các nhà thơ Hmông sử dụng với sự bộc lộ, tuôn chảy mãnh liệt của cảm xúc: “Tôi chợt vô ý

nước mắt chan ra say đắm lang thang một mình đứng xem các bạn Chăm say sưa với điệu dân ca dân vũ suốt ngàn năm sương rừng gió núi và hoàn thiện qua bấy nhiêu năm ánh sáng cách mạng soi đường” (Từ Vân Hồ ’86 - Mã A Lềnh).

Những bài thơ thuộc thể loại ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn không thấy xuất hiện trong thơ ca dân gian Hmông, lại trở nên quen thuộc trong thơ Hmông thời kì hiện đại. Những bài thơ làm theo thể loại này của Mã A Lềnh được viết khá thành công, bước đầu làm ngắn lại (hoặc xóa nhòa) ranh giới giữa thơ Hmông với thơ của các dân tộc đa số. Nói cách khác, chất hiện đại trong các bài thơ Hmông giai đoạn này đã bộc lộ khá rõ, nhất là sự thể hiện tư tưởng của các tác giả, dấu ấn cảm xúc, tâm trạng cá nhân trong đời sống hiện đại:

Cha trao tôi tuổi tác Mẹ ban phát linh hồn Cha đắp bồi trí tuệ Mẹ cho trọn điều khôn

(Tìm mình- Mã A Lềnh)

Nhìn chung, cấu trúc thơ hiện đại Hmông dường như có sự phân chia theo những xu hướng rõ rệt: Xu hướng trung thành với cấu trúc thơ mang tính truyền thống, đại diện cho xu hướng này là các tác giả: Hùng Đình Quí, Mùa A Sấu, Giàng A Páo…; lối thiên về cách tân và những khám phá thể nghiệm như các tác giả: Mã A Lềnh, Giàng Xuân Hồ và đặc biệt là các tác giả trẻ như Mã Anh Lâm, Mã Én Hằng…

Với việc tiếp thu truyền thống và năng lực vận động, dưới góc độ cấu trúc thể loại, có thể ít nhiều khẳng định rằng, các nhà thơ hiện đại dân tộc Hmông đang kiên tâm bền bỉ trên hành trình đổi mới cho thơ, với những mong ước rất đáng trân trọng là để thơ dân tộc Hmông tạo nên một nguồn mạch mới, bắt nhịp và chan hoà vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dòng chảy chung của thơ ca hiện đại các dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)