Cấu trúc câu thơ Hmông thời kì hiện đại

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 121 - 125)

7. Cấu trúc của luận án

3.2.2. Cấu trúc câu thơ Hmông thời kì hiện đại

Thơ ca dân tộc Hmông thời kì hiện đại ghi nhận sự đóng góp mang dấu ấn cá nhân khá rõ của hai gương mặt tiêu biểu, đại diện cho hai khu vực có số người Hmông đông nhất là Việt Bắc và Tây Bắc. Đó là nhà thơ Hùng Đình Quí (Hà Giang) và nhà thơ Mã A Lềnh (Lào Cai). Đây cũng là đại diện cho hai xu hướng thơ Hmông thời kì hiện đại: Xu hướng ảnh hưởng của thơ Hmông truyền thống và xu hướng đổi mới thơ Hmông.

Chịu ảnh hưởng nặng nề của dân ca, thơ ca hiện đại dân tộc Hmông luôn mang hơi ấm của lối trò chuyện giãi bày trực tiếp. Một điều dễ nhận thấy là các nhà thơ dân tộc Hmông thường sử dụng hình thức đối đáp như một nhu cầu được thổ lộ, giãi bày tình cảm. Lối kết cấu đối đáp thuận lợi cho việc bộc lộ tình cảm của các nhân vật trữ tình. Có những bài thơ được diễn đạt bằng hình thức độc thoại nhưng dấu ấn của cách trò chuyện, đối đáp vẫn rất đậm nét:

Em gầu Mông

Người Kinh người Tày cũng khó khăn Những nói đến con đường học

Anh em đi rầm đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thế định làm người hay làm con ma?

(Phải học - Hùng Đình Quí)

Diễn tả tâm sự của chàng trai người Hmông lên đường đi đánh Mỹ hứa hẹn và căn dặn người yêu ở lại, Hùng Đình Quí viết:

Em gầu Mông

Em ở lại vòm trời khoảng đất quê em Hay có chim diều chim cắt kêu Kêu hót ở trên những lưng núi Em nhớ đừng để người lừa kẻ dối Mà mất trơn cả vụ mùa làm ăn

(Anh lại về )

Trong thơ ca hiện đại Hmông, tính trần thuật, phô diễn, kể lể đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối đến kết cấu, mạch thơ. Điều đó làm cho những bài/câu thơ của một số tác giả người Hmông trở nên dông dài, thiếu đi tính cô đọng, súc tích, nói ít gợi nhiều của thơ hiện đại. Tuy nhiên lối kết cấu dài mang đậm tính tự sự kết hợp với mạch trữ tình dàn trải cũng góp phần thể hiện tính hồn nhiên, bộc trực, thẳng thắn và phúc hậu; thuận lợi cho lối diễn tả bằng những hình ảnh so sánh trùng điệp quen thuộc của người miền núi. Bài thơ “Đợi chờ” của Hùng Đình Quí có thể coi là bài thơ tiêu biểu cho dạng kết cấu này, cũng là một trong những bài thơ dài nhất của thơ ca hiện đại Hmông cho đến nay. Bài thơ dài tới 42 khổ thơ, khổ ít nhất 4 câu, khổ dài nhất 26 câu. Cả bài thơ là hình thức đối thoại giữa hai nhân vật trữ tình là “anh trai Mông” (đrâu Mông) và “em gái Mông” (gầu Mông). Bài thơ là tâm sự cuộc đời của nhà thơ với giọng điệu tự sự sâu lắng, với nội dung như là một câu chuyện kể, lời thơ rất gần với dân ca qua việc sử dụng vần điệu, kết cấu. Ngoài ra, còn hàng loạt bài thơ của Hùng Đình Quí mang hình thức độc thoại vốn cũng rất đặc trưng của dân ca Hmông như các bài “Không

liên luỵ”, “Phải học”, “Ngu và nhục”, “Nếu sai tôi chết không nhắm mắt”, “Hãy chờ đi đầu xuống đất”… Có thể nói, Hùng Đình Quí là nhà thơ chịu ảnh hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sử dụng phép đối ý, đối lời, tạo nên sự cân đối giữa các câu thơ, đoạn thơ khiến cho nội dung bài thơ được nhấn mạnh, được khắc sâu, đạt hiệu quả nghệ thuật.

Thủ pháp trùng điệp tạo lên sự tràn đầy trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, làm tăng sức thuyết phục của lí lẽ và tính nhất quán của hình tượng thơ. Sự có mặt của các cụm từ, ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần và mỗi lần lặp lại đều có sự biến đổi đôi chút theo qui luật phù hợp với âm, vần khiến việc lặp lại không bị nhàm chán, đơn điệu, vừa sinh động, vừa khắc hoạ rõ ý đồ nghệ thuật tạo nên sắc thái biểu đạt riêng cho mỗi bài thơ.

Cấu trúc câu/khổ thơ theo lối truyền thống vừa là một ưu thế đồng thời vừa là một hạn chế nhất định của thơ Hmông thời kì hiện đại. Sử dụng các hình thức kết cấu của thơ ca truyền thống tạo cho thơ Hmông có đặc điểm riêng biệt, dễ nhận ra, giàu bản sắc. Tuy nhiên, nó cũng sẽ làm cho các bài thơ trở nên đơn điệu, dễ nhàm chán, không bắt kịp được với lối tư duy hiện đại, là một sự kìm hãm trong việc chuyển tải nội dung phản ánh cũng như ý đồ nghệ thuật của các tác giả.

Cuộc sống hiện đại, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc ngày càng phát triển làm cho các dân tộc thiểu số ngày càng tiếp cận và hội nhập với cuộc sống văn minh. Theo đó, ranh giới khu biệt của bản sắc dân tộc bị mờ đi. Thơ hiện đại dân tộc Hmông bước sang một giai đoạn mới. Nếu như trước đây, các tác giả người Hmông, vốn đã rất ít ỏi, chủ yếu sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc, thì ở những năm đầu của thế kỷ XXI, một lớp trí thức trẻ người Hmông đã làm thơ, viết văn bằng tiếng phổ thông, bình đẳng chan hoà với các dân tộc anh em khác. Thơ của họ mang sức sống và hơi thở của cuộc sống hiện đại. Cả cách nghĩ, cách cảm, cách biểu hiện cũng đã có sự khác biệt rạch ròi với thơ ca truyền thống.

Bước sang thời kì hiện đại, thơ ca Hmông có xu hướng thay đổi về phương diện cấu trúc câu thơ. những sáng tác của các nhà thơ Hmông thời kì hiện đại phần nào đã chú ý nhiều hơn đến nhịp điệu của các câu thơ. chúng tôi có thể dẫn ra những ví dụ tiêu biểu mà dấu ấn nhịp điệu trong các câu thơ rất rõ:

Đồi nương ngô /chín vàng Rộn ràng/ từng hốc đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Điệu khèn / vui xóm núi

Tiếng đàn môi /giục lòng

(Lên cao nguyên- Giàng Xuân Hồ) hay:

Em là/ cô gái/ Mèo hoa Anh là/ chàng trai /Tày trắng Trời có mắt/ trời cho ta thấy Đất có lòng/ đất cho ta duyên Trời đất se duyên/ bên sườn núi

(Tình ca ở Chiu Lầu Thí- Giàng Xuân Hồ)

Cách ngắt nhịp theo kiểu chẻ nhỏ các câu thơ, "đánh rơi" từng con chữ, hay lối thơ bậc thang từng xuất hiện trong thơ của Nguyễn Vĩ trong phong trào Thơ Mới mà theo các nhà nghiên cứu phê bình, chịu ảnh hưởng rõ rệt của thơ Maiacopxki trước đây, cũng được các tác giả người Hmông như Mã A Lềnh, Mã Ngân Hà sử dụng, cũng không thể nói là không có được những hiệu quả nghệ thuật nhất định:

Đường con đi phía trước bắt đầu từ cha

(Cha- Mã Ngân Hà)

Có giọt đau nào trót sa nơi ngực rồi

phải không cha?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các câu thơ 5 chữ, lục bát, 7 hoặc 8 chữ với nhịp điệu rõ ràng đã đưa thơ Hmông hướng đến những đặc trưng của thơ hiện đại. Cùng với sự hiện diện của cấu tứ trong mỗi bài thơ, nhịp điệu có vai trò quan trọng để chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của các tác giả: Thuở bé thơ/ Cha dạy con cách mài dao cho sắc/cách lấy lửa

giữa rừng/cách bám chân vào đất (Với cha- Mã A Lềnh). Nhịp điệu trong câu thơ Hmông thời kì hiện đại phù hợp hơn và là công cụ hữu hiệu để chuyển tải những cung bậc tình cảm, những trạng thái cảm xúc của các tác giả. Nó làm cho mỗi câu thơ đều biểu đạt những dụng ý nghệ thuật nhất định trong chỉnh thể nghệ thuật chung của bài thơ.

Như vậy, quá trình vận động của thơ ca Hmông dưới góc độ cấu trúc câu thơ chính là quá trình hiện đại hóa câu thơ. Về cơ bản, hình như đó là quá trình chuyển hóa từ những câu thơ đơn chức năng (chỉ biểu đạt nội dung) sang những câu thơ đa chức năng (biểu đạt cả nội dung và nghệ thuật). Có thể coi đây vừa là nét đặc trưng mang tính bản sắc, vừa là một thành tựu của thơ ca Hmông trong quá trình vận động và phát triển từ truyền thống đến hiện đại.

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 121 - 125)