Một số hình ảnh biểu tượng trong thơ ca Hmông thời kì hiện đại

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 140 - 142)

7. Cấu trúc của luận án

3.3.2.2. Một số hình ảnh biểu tượng trong thơ ca Hmông thời kì hiện đại

Ngôn ngữ, hình ảnh của một dân tộc là sản phẩm của đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ấy. Thơ hiện đại dân tộc Hmông cũng vậy. Các nhà thơ bao giờ cũng có nét tương đồng, thậm chí trùng hợp trong việc sử dụng hình ảnh thơ, nhất là những hình ảnh đặc trưng cho thiên nhiên con người và cuộc sống cộng đồng mình. Trong thơ Hmông hiện đại, ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh thơ được trở đi trở lại nhiều lần có giá trị như những biểu tượng. Biểu tượng cho thiên nhiên của dân tộc Hmông có lẽ là những hình ảnh “núi”, “mây”, và “mặt trời”. Có lẽ, do sống trên những triền núi đá cao nên gần gũi nhất với người Hmông là núi; do khí hậu khắc nghiệt gần như quanh năm sương mù che phủ nên mặt trời là biểu tượng của sự ấm áp; những buổi chiều mùa hè trời như cao hơn, nắng pha sắc màu cho những đám

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mây nên mây là biểu tượng của cái đẹp. Khác với thơ của người Kinh và các dân tộc thiểu số khác, thiên nhiên của người Hmông không có những dòng sông nên vì vậy mà trong thơ hiện đại Hmông hình ảnh những dòng sông cũng rất hiếm hoi hoặc gần như không xuất hiện. Hay như trong thơ của người Thái, hình ảnh hoa ban xuất hiện nhiều, như là nét đặc trưng thì trong thơ Hmông hình ảnh của loài hoa đặc trưng lại là hoa đào, hoa phong lan: “Ngọn núi lưng rừng nào cũng đến mùa xuân

hoa đào mới nở” (Mùa A Sấu)[17], “trắng đẹp trắng xinh như hoa mạch hoa lan nở giữa rừng” (Hùng Đình Quí)[102].

Những hình ảnh “núi”, “đá núi” xuất hiện trong thơ Hmông hiện đại không chỉ đơn thuần là nội dung phản ánh của hiện thực cuộc sống người Hmông, cuộc sống của một dân tộc “Sinh trên đá đợi bạn tình trên đá” (Triệu Kim Văn) mà nhiều khi, những hình ảnh so sánh, liên tưởng, ẩn dụ rất độc đáo và đặc sắc. Dáng vẻ uy nghi, sừng sững của những ngọn núi là hình ảnh để so sánh với công ơn của Đảng của Bác Hồ đối với người Hmông: “ơn Bác Hồ người Mông nợ/Chồng cao bằng núi

đất/chất cao bằng núi đá” (Hùng Đình Quí). Có khi để diễn tả niềm vui, nhà thơ

Hmông dùng hình ảnh “đá nở hoa, hang sai quả”. Hình ảnh người đàn ông Hmông phóng túng, phong trần với “mái đầu trơ một mỏm đá hoang”, và tính cách “nghêng

ngang, xù xì như hòn đá tảng giữa ngàn lau” (Mã A Lềnh)...

Chúng tôi chưa có điều kiện để khảo sát đầy đủ những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong thơ ca Hmông, sự xuất hiện với tần số cao những hình ảnh tiêu biểu của thiên nhiên, con người và cuộc sống vật chất, tinh thần của người Hmông góp phần làm cho thơ hiện đại Hmông mang một đặc trưng riêng, hay nói cách khác, đó là một trong những biểu hiện của bản sắc dân tộc trong thơ Hmông hiện đại. Những hình ảnh “chim khướu, chim ri”, “tiếng khèn”, “đàn môi”…là những biểu tượng đặc trưng cho những nét phong cách và sinh hoạt của người Hmông, rất cần những nghiên cứu một cách cụ thể, riêng biệt. Thiết nghĩ, chắc chắn đó sẽ là những khám phá lí thú về vấn đề đặc trưng bản sắc của dân tộc Hmông.

Qua nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới biểu tượng trong thơ ca Hmông, chúng tôi bước đầu nhận thấy rằng: quá trình phát triển từ thơ ca dân gian Hmông tới thơ ca Hmông thời kì hiện đại, gắn liền với việc mở rộng thế giới biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng. Ở đó, bên những biểu tượng mang tính truyền thống vẫn thường xuyên xuất hiện, trong thơ ca Hmông thời kì hiện đại còn có những biểu tượng mới phát sinh, như những đặc trưng của con người và cuộc sống của người Hmông trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Có thể phần nào khẳng định, sự mở rộng phạm vi thế giới biểu tượng trong thơ ca Hmông thể hiện quá trình nhận thức thế giới, con người và xã hội; thể hiện sự lớn lên trong đời sống tâm hồn của dân tộc Hmông.

Thế giới biểu tượng là sợi dây gắn kết giữa truyền thống và hiện đại trong thơ ca dân tộc Hmông.

Một phần của tài liệu Thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại (Trang 140 - 142)