Về nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 108 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.3. Về nhân lực

* Nâng cao năng lực và tiến hành chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên tín dụng

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu thuộc về người cán bộ tín dụng với tư cách chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng. Người làm tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng món vay. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hoá trong cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.

Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hoá ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của lĩnh vực ngân hàng nói riêng

thì yêu cầu cần thiết đối với cán bộ tín dụng là kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là hai yếu tố giúp cán bộ tín dụng vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Vì vậy, Ngân hàng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu.

Đối với cán bộ tín dụng cần những tiêu chuẩn sau: - Đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng:

+ Phải là người có lý luận nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng vững vàng, kiến thức về kinh tế tổng hợp, phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường, giàu kinh nghiệm thực tế, khả năng tổng hợp tốt. Có như vây mới đủ khả năng xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng quát và chính xác. Từ đó hoạch định chính sách và phương pháp giải quyết.

+ Phải có kiến thức pháp luật. Hoạt động kinh doanh tín dụng rất phong phú, đa dạng, có liên quan đến hầu hết các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn chồng chéo đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các nhà hoạch định phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc. Để làm được điều này, ngân hàng thường xuyên có những cuộc hội đàm, hội thảo những lĩnh vực pháp luật có liên quan. Cử các cán bộ đi học hoặc mời các chuyên gia về pháp luật.

+ Phải có kiến thức dự báo, kiến thức ngoại ngữ, tin học. Đây là cơ sở, phương tiện tiếp cận với cái mới, lường trước những biến động trong tương lai. Đặc biệt phải có kiến thức về Marketing ngân hàng, đây là lĩnh vực mới áp dụng nhưng phát triển rất nhanh chóng, có được kiến thức marketing, người hoạch định vừa có trình độ lý luận, vừa có khả năng thiết lập kênh phân phối, dự báo và ra quyết định. Trên cơ sở đó khai thác triệt để khách hàng hiện có và có chiến lược khai thác khách hàng tiềm năng. Đây là kế hoạch có tính lâu dài, cần thiết cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng nên

thiết lập mối quan hệ với các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng để tiếp cận với cái mới từng bước trang bị kiến thức cho cán bộ của Ngân hàng.

- Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng, ngoài những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần nhấn mạnh những điểm sau:

+ Phải nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

+ Phải hiểu thấu đáo các quy định, thể chế để vận dụng một cách linh hoạt. + Phải có khả năng phân tích những chỗ sai đúng của chính sách, chế độ từ đó cần làm và tránh những gì.

+ Phải có kiến thức về khoa học tâm lý, trình độ ngoại ngữ và tin học. - Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng và tiến hành thẩm định dự án đề xuất lãnh đạo ra quyết định, đồng thời giám sát dự án này. Đây là những cán bộ thừa hành tác nghiệp, quyết định đúng sai của người lãnh đạo phụ thuộc khá nhiều vào đội ngũ này. Do đó, ngoài tiêu chuẩn chung, đòi hỏi họ phải có những người trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên định rõ ràng, giám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những cái sai, có ý thức bảo vệ tài sản của Ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, cán bộ trực tiếp tác nghiệp phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và những vấn đề có liên quan. Trong điều kiện này, tồn tại tiêu cực xã hội là tất yếu, khó tránh khỏi khách hàng dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, lập hồ sơ giả, thế chấp giả, vốn sử dụng sai mục đích. Cụ thể như vụ án vợ chồng Hồ Minh Hậu -Phạm Thị Ái Loan thuộc công ty Cp XNK An Bình Phú, cán bộ tín dụng đã không kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, tư cách pháp nhân của một số đơn vị khách hàng liên quan . Hậu quả để lại như chúng ta đã biết là làm thất thoát vốn của Nhà nước lên tới hơn 400 tỷ đồng. Để phát hiện những hành vi sai trái này, cán bộ cần có năng lực nghề nghiệp trong kiểm tra thẩm định dự án, biết dùng thủ pháp nghệ thuật khi cần

thiết. Cần có tâm lý và thái độ đúng mực khi giao tiếp khách hàng lần đầu, thái độ thực sự thoải mái.

Theo tôi, Ngân hàng cần tổ chức các đợt kiểm tra về cán bộ tín dụng trên lĩnh vực sau: Nghiệp vụ; Pháp luật; Tâm lý; Tin học.

- Cần kết hợp các trường đại học tiến hành ra các câu hỏi trắc nghiệm và tình huống thực tế để phân ra các loại sau:

- Cán bộ tín dụng bậc I, chuyên xem xét thẩm định các món vay nhỏ. - Cán bộ tín dụng bậc II, chuyên xem xét, thẩm định các món vay vừa. - Cán bộ tín dụng bậc III, chuyên xem xét, thẩm định dự án lớn, tái thẩm định dự án vừa.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, cán bộ ngân hàng nghiên cứu lĩnh vực nào thì trong công việc nên giao cho họ đúng lĩnh vực đó.

Ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân. Đối với các dự án nhỏ, cán bộ tín dụng có thể tự quyết định sau khi xem xét.

Cuối cùng, ngân hàng nên dùng lợi ích cá nhân để nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng, gắn lợi ích của họ với công việc. Nếu làm tốt được thưởng, nếu cố ý làm sai, tuỳ theo mức độ xử phạt bằng kinh tế hay có mức độ cao hơn. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, BIDV- Chi nhánh Phú Thọ cần tập trung vào những công việc sau:

Về tuyển dụng cán bộ: Đặc điểm của công tác phân tích là yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức tổng hợp về kế toán,tài chính và các kiến thức xã hội khác. Do vậy, chi nhánh cần có những chính sách hợp lý để ưu tiên thu hút những sinh viên giỏi của các trường thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thương mại, pháp lý cũng như những người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về tín dụng và phân tích tài chính để làm việc. Ngoài ra có thể lựa chọn những cán bộ đã có kinh nghiệm, năng lực ở các bộ

phận khác như giao dịch viên, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán ... để đào tạo bổ sung lực lượng cho đội ngũ cán bộ tín dụng.

Về sử dụng cán bộ: Chi nhánh cần căn cứ vào tính chất phức tạp của từng đối tượng khách hàng và năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những cán bộ không đáp ứng các yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần nghiên cứu ban hành những quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ vì lợi ích cá nhân, vì thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn ngân hàng .

Về cơ chế đãi ngộ: Chi nhánh cần nghiên cứu và triển khai cơ chế động lực một cách hợp lý để thực sự có tác dụng tích cực kích thích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ: Hoạt động tín dụng nói chung và công tác phân tích tài chính trong hoạt động cho vay nói riêng đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải cập nhật các kiến thức mới cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức tổng hợp khác về pháp lý, kinh tế-xã hội khác. Cán bộ giảng dạy có thể là chính các cán bộ tín dụng, thẩm định có trình độ, kinh nghiệm của ngân hàng hoặc thuê các chuyên gia từ Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, giảng viên các trường đại học có uy tín như Đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Ngoại thương, Học viên ngân hàng, Học viện tài chính, ...

* Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho nhân viên tín dụng

Như đã nói ở phần trên, công việc thẩm định tín dụng rất phức tạp, đặc biệt là đối với các dự án lớn. Người thẩm định ngoài yêu cầu phải có kiến thức sâu rộng còn phải có thu thập được những thông tin cần thiết liên quan đến dự án. Vì vậy, Ngân hàng cần quan tâm cung cấp đầy đủ những trang thiết bị, điều kiện làm việc cho bộ phận thẩm định này như: mạng internet, các tạp chí, bao chí, quyền khai thác thông tin trong mạng CIC, …đồng thời

có chế độ đãi ngộ về lương, thưởng xứng đáng để khuyến khích lòng nhiệt tình, sự tận tâm và trung thực của nhân viên trong công việc.

Với chế độ lương, thưởng, thiết nghĩ Ngân hàng nên xây dựng chế độ lương, thưởng một cách linh hoạt. Cụ thể là Ngân hàng có thể để mức lương cơ bản (mức lương cố định) hàng tháng thấp nhưng mức lương kinh doanh nên có biên độ giao động lớn và tỷ lệ thuận với kết quả kinh doanh. Vào thời điểm cuối quý và cuối năm, Ngân hàng đã tiến hành đánh giá kết quả kinh doanh và chia lương kinh doanh cho nhân viên, tuy nhiên thực tế cho thấy khâu đánh giá và chia lương, thưởng còn mang nặng tính định tính, bình quân chủ nghĩa. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng cần tập trung xây dựng bảng kế hoạch công việc một cách khoa học, phù hợp với công việc của từng bộ phận khác nhau sau đó tính toán và giao chỉ tiêu chi tiết đối với từng chi nhánh, bộ phận, cá nhân trong từng thời kỳ cụ thể (tháng, quý, năm), đồng thời Ngân hàng cũng cần đưa ra các mức lương, thưởng tăng luỹ tiến đối với các mức kết quả đạt được tương ứng. Song song với chế độ khen thưởng, Ngân hàng cũng cần quy định chi tiết các hình thức kỷ luật đối với đội ngũ nhân viên có liên quan trong khâu thẩm định và xét duyệt khoản vay. Làm được điều đó chắc chắn Ngân hàng sẽ khai thác được tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)