5. Kết cấu của luận văn
1.2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng từ phía người cho vay
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Dư nợ tín dụng năm so sánh Tốc độ tăng trưởng
tín dụng = Dư nợ tín dụng năm gốc
Chỉ tiêu này cho biết quy mô tín dụng của Ngân hàng và thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ khác nhau Ngân hàng sẽ đánh giá được tốc độ phát triển tín dụng của Ngân hàng. Trên cơ sở quy trình tín dụng có tính ổn định cao thì sự tăng lên hay giảm đi của dư nợ tín dụng phần nào cho biết chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang đi lên hay đi xuống. Nếu dư nợ tín dụng của một Ngân hàng tăng đều đặn và ổn định qua các thời kỳ, điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang phát triển tốt, chất lượng các khoản vay đã và đang tạo niềm tin cho ban lãnh đạo Ngân hàng - những người xem xét phê duyệt khoản vay. Và ngược lại.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng ngành Tỷ trọng dư nợ tín dụng
của ngành = Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết vị trí và vai trò của từng loại tín dụng trong tổng thể hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua đó đánh giá được hoạt động tín dụng của Ngân hàng có quá tập trung hoặc chưa xét đến một loại hình nào không.
Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Rõ ràng không ngân hàng nào muốn có các khoản vay bị gia hạn nợ, vì vậy chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng xấu và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ bị quá hạn trên tổng số dư nợ tín dụng
Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn thanh toán nhưng không được thanh toán đúng hạn và khách hàng không có công văn đề nghị gia hạn nợ hoặc có công văn đề nghị gia hạn nợ nhưng không được Ngân hàng chấp thuận.
Dư nợ tín dụng bị quá hạn Tỷ lệ dư nợ tín dụng bị
quá hạn = Tổng dư nợ tín dụng
Đây là chỉ tiêu biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi vay của Ngân hàng đang phải đối mặt. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng xấu và ngược lại.
Hiện nay theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nợ quá hạn được chia thành 4 nhóm:
+ Nợ cần chú ý: Là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nợ dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nợ nghi ngờ: là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 đến 180 ngày thèo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nợ có khả năng mất vốn: là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại, các khoản nợ khác theo quy định.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng ngân hàng đang phát triển tốt. Chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với chỉ tiêu này. Thật vậy, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ của ngân hàng tăng trưởng tốt, khách hàng trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phí đầy đủ, đúng hạn.
Cũng từ chỉ tiêu cho phép ta tính toán thêm một chỉ tiêu khác, đó là: Lợi nhuận từ tín dụng
Đóng góp của hoạt
động tín dụng = Tổng lợi nhuận
Rõ ràng, chất lượng tín dụng và quy mô tăng trưởng tín dụng ngày càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn và ngược lại.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng gộp chung lại có thể phân thành nhóm nhân tố chính sau: về phía Ngân hàng; Khách hàng; môi trường khách quan.