Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.2.Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả

- Tách bạch các chức năng nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động: Khởi tạo tín dụng, rà soát rủi ro trình phê duyệt tín dụng, quản trị tín dụng, tạo khả năng kiểm tra kiểm soát và xác định trách nhiệm liên quan của các thành viên trong bộ máy đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng. Mỗi bước của quy trình phải phân công trách hiệm rõ cho từng CBTD, từng bộ phận độc lập bảo đảm tính tuân thủ các nguyên tắc tín dụng.

- Xây dựng phương thức quản lý quan hệ tổng thể với khách hàng bảo đảm tính thông suốt trong quản lý theo chiều dọc (theo khối) và theo chiều ngang (theo chi nhánh) để việc xử lý các luồng thông tin, báo cáo được nhanh chóng, rõ ràng và không bị trùng lắp, đảm bảo tính linh hoạt trong cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng.

4.2.1.2. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả giám sát chất lượng tín dụng giám sát chất lượng tín dụng

Việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng trước hết phải tuân thủ 7 nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

Chức năng quản lý rủi ro phải được tách khỏi các hoạt động thương mại tạo rủi ro hay khởi tạo tín dụng. Hơn nữa công tác đánh giá rủi ro và rà soát tín dụng phải do người không liên quan đến phê duyệt tín dụng thực hiện. Theo thông lệ tiên tiến nhất, ngân hàng cần có sự phân tách trách nhiệm từ cấp cao đến các cấp tác nghiệp để tránh những xung đột tiềm tàng có thể có.

Việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng được bắt đầu khi khách hàng đến ngân hàng đề nghị được vay vốn và kết thúc cho đến khi khách hàng ngừng quan hệ với ngân hàng chứ không dừng lại khi thanh lý hợp đồng tín dụng. Các thông tin thu thập sau khi thanh lý hợp đồng được tiếp tục nhập vào hệ thống thông tin khách hàng để bảo đảm thông tin liên tục, tạo cơ sở đánh giá rủi ro cho những khoản vay tiếp theo.

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng được hoàn thiện giúp cho việc quản lý chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận, qua đó kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 97)