Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

* Môi trường kinh tế

Giai đoạn 2009 - 2011, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Bước vào năm 2011, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2010- 2011 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Trong năm 2011, Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất hợp lý nhằm kiểm soát và ổn định tiền tệ, tổng dư nợ tín dụng tăng 12%, tổng

phương tiện thanh toán tăng 12,5%. Điểm đáng chú ý, vốn tín dụng được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tỷ trọng vốn vay của khu vực phi sản xuất; lãi suất tín dụng đã có xu hướng giảm. Thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, tỷ giá ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Cán cân tổng thể thặng dư 3,1 tỷ USD. Chủ trương cắt giảm đầu tư công được đẩy mạnh, theo hướng không khởi công mới, rà soát cắt giảm đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tín dụng đầu tư; cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư công trong năm 2011 tương đương khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Kết quả là lạm phát dần được kiểm soát. Điều này là tiền đề để các doanh nghiệp và người dân yên tâm đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

* Môi trường pháp lý

Trong những năm gần đây, với sức ép mạnh mẽ của nền kinh tế trong và ngoài nước, môi trường pháp lý ở nước ta đã và đang ngày được hoàn thiện, tạo điều kiện ngày một tốt hơn cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Cụ thể là một loạt các văn bản luật như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đất đai năm 2003, Bộ luật dân sự 2005…. Tất cả những cố gắng đó của Cơ quan quản lý nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp phát triển, trong đó các Ngân hàng thương mại là đối tượng vừa trực tiếp vừa gián tiếp có cơ hội tranh thủ những thuận lợi đó. Luật tín dụng mới và kèm theo nó là một loạt các quyết định và thông tư đã cho phép các ngân hàng thương mại được tự chủ hơn (được tự quyết nhiều hơn) trong hoạt động tín dụng, nhờ đó hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng được phát triển lên một bước, chất lượng tín dụng được cải thiện.

Mặc dù Nhà nước đã có cố gắng nhất định trong việc soạn và sửa đổi một số văn bản luật nhưng nhìn cung hệ thống văn pháp luật của nước ta hiện

vẫn chưa thật đồng bộ và thường xuyên thay đổi, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, một số cơ quan hành chính thực thi luật có trình độ chưa tương xứng với văn bản luật,… từ đó gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng cũng như trong khâu xử lý và thu hồi nợ.

* Khách hàng

Với sự phát triển ổn định của nền kinh tế trong nước và thế giới, số lượng các doanh nghiệp ở nước ta tăng lên với tốc độ rất nhanh kéo theo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh ngày một lớn. Thực tế này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng cơ hội lựa chọn khách hàng để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam có một số hạn chế:

+ Thứ nhất: Các chủ doanh nghiệp hầu hết có trình quản lý và kinh doanh chưa cao, hoạt động kinh doanh còn manh mún, mang tính chụp giật do đó các dự án đầu tư không có tính “dài hơi”, đôi khi có xu hướng chạy theo phong trào, vì vậy thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao cho ngân hàng tài trợ.

+ Thứ hai: Mức độ chấp hành luật của các doanh nghiệp chưa cao, các văn bản, số liệu báo cáo gửi ngân hàng thường thiếu chính xác, trong khi đó ngân hàng lại không được cung cấp hệ thống thông tin để kiểm tra, đối chiếu, từ đó tạo ra rủi ro tín dụng lớn cho ngân hàng khi cấp tín dụng.

+ Thứ ba: Tiềm lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế, khả năng độc lập tài chính thấp, do đó việc ngân hàng cho vay với tỷ lệ cao cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)