5. Kết cấu của luận văn
4.1. Định hướng phát triển củaBID V Chi nhánh Phú Thọ
4.1.1.Định hướng phát triển của BIDV
Thực hiện Nghị quyết đại hội IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển đất nước đến năm 2010 và 2020, yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam, mục tiêu chiến lược tổng thể của BIDVlà: "Xây dựng Ngân hàng TMCP BIDV trở thành ngân hàng hiệnđại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực: đápứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững”.
Mục tiêu chiến lược cụ thể: Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20 - 22%; Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển; tiêu chuẩn hoá nguồn lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ; Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh; Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất - tích hợp - ổn định cao; điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý; Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.
Mục tiêu chiến lược cụ thể về Tín dụng và đầu tư:
- Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh củaBIDV. - Tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu ở mức dưới 3%.
- Đa dạng hoá các hoạt động tín dụng đầu tư trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lýthanh khoản của ngân hàng.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, BIDV đã xác định cho mình định hướng đầu tư dài hạn đến năm 2020 gồm:
- Tiếp tục mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động thông qua việc phát triển mạng lưới, thành lập và liên kết thành lập các công ty con kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ.
- Mở rộng văn phòng ở một số nước.Trước mắt ở các nước đông nam á. Hiện tại BIDV đã có Chi nhánh tại Campuchia, Lào và Mianma.
- Phấn đấu trở thành một trong các Ngân hàng hàng đầu trong khu vực trong khu vực vào năm 2015.
Biểu đồ 4.1. Vốn điều lệ và lợi nhuận của BIDV giai đoạn 2009 - 2012
(Nguồn báo cáo tổng kết BIDV giai đoạn 2009-2012)
4.1.2. Định hướng phát triển của BIDV - Chi nhánh Phú Thọ
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung, BIDV - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng đang đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có sự tham gia của các nhà kinh doanh ngân
hàng nước ngoài khác. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của hệ thống nói chung và Chi nhánh nói riêng còn rất thấp so với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là trình độ, năng lực của nguồn nhân lực. Vì vậy, yêu cầu rất quan trọng, rất bức thiết đối với Chi nhánh là phải đổi mới hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể:
Thứ nhất: Về công tác huy động vốn
Tập trung đẩy mạnh nhiều biện pháp, hình thức huy động vốn nhằm thu hút hiệu quả vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế; phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn từ 15%-20%/ năm.
Các biện pháp chính: (1) Giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể đến từng phòng ban liên quan. (2) Mở rộng địa bàn, phát triển các phòng, điểm giao dịch tập trung vào các khu vực đông dân, nhiều doanh nghiệp nhằm phát triển mạnh mạng lưới bán lẻ, khai thác tối đa các nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của dân và doanh nghiệp. (3) Làm tốt chính sách khách hàng. (4) Đổi mới tác phong làm việc, phong cách phục vụ tận tình chu đáo, thái độ tiếp khách văn minh, lịch sự, hòa nhã. (5) Thực hiện chế độ ưu đãi lãi suất, khuyến mại tại các phòng giao dịch. (6) Cải tiến hệ thống công nghệ phần mềm nhằm giải quyết thủ tục nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
Thứ hai: Về công tác sử dụng vốn
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ 10- 15%/ năm. Trong đó, chú trọng đảm bảo tăng trưởng dư nợ lành mạnh. Bên cạnh việc đầu tư cho các khách hàng truyền thống cần tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực kinh tế năng động và có tiềm năng phát triển tốt.
Các biện pháp chủ yếu: (1) Tăng cường phân tích tài chính doanh nghiệp để có hướng đầu tư cho vay hợp lý; nâng cao hiệu quả cho vay, hạn chế gia hạn nợ, không phát sinh nợ quá hạn. (2) Lập kế hoạch giao chỉ tiêu kinh doanh cụ thể hàng quý, năm. (3) Tăng cường công tác tiếp thị khách
hàng; trong đó, vừa tập trung duy trì các khách hàng truyền thống và các phát triển các khách hàng có quy mô lớn, có nhiều dự án trọng điểm, chú trọng tiếp thị các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, mặt hàng xuất khẩu tốt, có tài sản đảm bảo (4) Nâng cao trách nhiệm, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đức tính tận tuỵ, nhiệt tình, tâm huyết với công việc. (5) Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ.