Các yêu cầu cơ bản trong quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5.1. Các yêu cầu cơ bản trong quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng

Một là, xây dựng các mục tiêu về chất lượng tín dụng cho các giai đoạn

phát triển của ngân hàng. Trong đó, các mục tiêu ngắn hạn làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này phải liên kết và thống nhất với nhau đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và giám sát chất lượng tín dụng.

Hai là, xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng

của ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Các chỉ tiêu đo lường có thể là những chỉ tiêu định lượng hoặc các chỉ tiêu định tính. Việc xây dựng các chỉ tiêu đo lường bao hàm trong đó các phương pháp và các chỉ dẫn cách thức thực hiện để đo lương chính xác chất lương tín dụng của ngân hàng qua từng thời kỳ.

Ba là, để thực hiện các mục tiêu đó ngân hàng phải xác định, chuẩn bị

các nguồn lực và hệ thống các cộng cụ để sử dụng trong quản lý chất lượng tín dụng. Các công cụ này chính là sự cụ thể hoá công tác quản lý chất lượng tín dụng, trong đó chỉ rõ các bước thực hiện, người thực hiên, các nguồn lực phải sử dụng và kết quả phải đạt được.

Bốn là, bộ máy giám sát chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đây lừ nội

dung quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng, đề cập đến khía cạnh mô hình tổ chức và quy định trách nhiệm của các thành viên tham gia để đảm bảo ràng các mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra đang và sẽ được hoàn thành.

1.2.5.2. Các công cụ quản lý chất lượng tín dụng a. Quy trình cho vay

Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đó là thiết lập một quy trình cho vay chặt chẽ để hướng dẫn các nhân viên tín dụng và các bộ phận có liên quan thực hành việc cho vay nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.Theo thông lệ của các ngân hàng tiên tiến hiện nay, trong qui trình cho vay có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ và quy trình cho vay được đặc trưng bởi sự phân tách giữa các chức năng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình.

Trong quy trình cho vay phải quy định rõ các bước thực hiện và trách nhiệm của các thành viên tham gia, tuân thủ triệt để các nguyên tắc hoặc các vấn đề có tính nguyên tắc trong khởi tạo, phán quyết tín dụng và QLRR. Để thực hiện quản lý chất lượng tín dụng tốt nhất, quy trình cho vay cũng phải tách biệt rõ ràng giữa các chức năng khởi tạo tín dụng, phán quyết tín dụng, QLRR và tác nghiệp.

b. Hệ thống xếp hạng tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng là hệ thống bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, các thông tin định lượng và định tính liên quan tới khách hàng. Thông qua việc chấm điểm theo hệ thống này TCTD sẽ xếp hạng các khách hàng có quan hệ tín dụng với mình.

Hệ thống xếp hạng tín dụng có ưu điểm là có thể sử dụng hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ, theo đó giải quyết nhanh chóng việc đánh giá khách hàng vay vốn với số lượng lớn. Với những ư điểm đó, hệ thống xếp hạng tín dụng được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của quy trình cho vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho từng khách hàngl kết hợp với

phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Tương ứng với mỗi loại khách hàng là doanh nghiệp, là các cá nhân, hay các định chế tài chính thì phương pháp chấm điểm tín dụng có nhưng điểm khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình. Tuy vậy, phương pháp chấm điểm tín dụng cơ bản được thực hiện như sau:

Các chỉ tiêu được sử dụng cho điểm gồm:

Các chỉ tiêu tài chính:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản Nhóm chỉ tiêu hoạt động. Nhóm chỉ tiêu cân nợ. Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Các chỉ tiêu phi tài chính

Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ Trình độ quản lý và môi trường nội bộ Quan hệ với ngân hàng

Các nhân tố bên ngoài

Các đặc điểm hoạt động khác.

Trong mỗi chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trên bao gồm các chỉ tiêu nhỏ. Số lượng chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trong số của mỗi chỉ tiêu khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế.

Nguyên tắc chấm điểm

Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng 5 mức điểm 20, 40, 60, 80 và 100. Như vậy ứng với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

Tuỳ theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi ngành kinh tế và loại hình sở hữu doanh nghiệp. Do đó, điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.

Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yếu kém vẫn không được xếp vào nhóm khách hàng tốt nhất.

Phân loại và xếp hạng khách hàng

Tổng số điểm khách hàng được xác định dựa trên kết quả điểm tài chính và phi tài chính nhân trọng số tương ứng, cụ thể:

Điểm của khách hàng = Điểm tài chính x Trọng số phần tài chính + Điểm phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽđược phân loại vào một trong các mức xếp hàng như AAA, AA, A, BBB, BB, B, CC, C, D trong đó theo thứ tự khách hàng xếp hạng AAA đượcđánh giá có khả năng hoàn trả khoản vay đặc biệt tốt, khách hàng xếp hạng D đượcđánh giá là mất khả năng trả nợ, các tổn thấtđã thực sự xảy ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)