Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 97 - 101)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Ngày nay, các NHTM ngày càng chú trọng đến công tác thẩm định hiệu quả của việc sử dụng vốn và phương án trả nợ. Các biện pháp bảo đảm (thế chấp, cầm cố) mà ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện chỉ là nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn trong trường hợp xấu nhất. Một khoản tín dụng có chất lượng cao đòi hỏi phải được hoàn trả bằng thu nhập sinh ra từ việc sử dụng hiệu quả tài sản đó chứ không phải là việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Muốn vậy phải có biện pháp nhằm chọn ra những khách hàng thực sự đáng tin cậy, những phương án, dự án thực sự khả thi và có hiệu quả, đòi hỏi hiệu quả công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng ngày phải được nâng cao hơn.

Giải pháp này nhằm các mục tiêu chủ yếu như sau:

- Để lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, chủ đầu tư có năng lực tài chính, khả năng quản lý vận hành dự án, phòng ngừa rủi ro.

- Chuyên môn hóa trong việc cho vay đầu tư, tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ vay, giám sát chủ đầu tư sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần hạn chế rủi ro.

Trước tiên để nâng cao công tác thẩm định thì mọi khoản cho vay phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thẩm định.Cùng với sự đa dạng hóa của nền kinh tế, xã hội, các khoản vay tín dụng cũng vô cùng đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, có nhiều những ngành nghề mới, đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động; các yếu tố đầu vào, đầu ra phụ thuộc nhiều yếu tố trong và ngoài nước; Năng lực tài chính và kinh nghiệm của các chủ đầu tư khác nhau. Do vậy, để nâng cao

chất lượng thẩm định hiệu quả đầu tư dự án cần triển khai thực hiện các biện pháp sau:

+ Đối với các khoản tín dụng mới, thuộc ngành nghề mới công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp cần có cơ chế thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ công tác thẩm định, qua đó cán bộ thẩm định học hỏi kinh nghiệm.

+ Tăng cường năng lực phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhận xét đánh doanh thu vào giá thành của dự án, phân tích tính khả thi, logic của các số liệu do chủ đầu tư cung cấp, có sự so sánh số liệu của dự án được thẩm định với các dự án có liên quan đang triển khai đầu tư, so sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm thay thế khi có biến động của thị trường.

+ Công tác thẩm định cần được tiến hành phân tích đánh giá theo đúng các bước : trước, trong và sau quá trình cho vay, đặc biệt coi trọng công tác đánh giá sau đầu tư để rút ra những bài học kinh nghiệm.

+ Thường xuyên cập nhật phân tích đánh giá về rủi ro tín dụng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động gắn liền với rủi ro, rủi ro tín dụng tín dụng luôn tiềm ẩn trong mỗi khoản vay của ngân hàng, điều này không chỉ xảy ra đối với các ngân hàng trong nước mà còn xảy ra cả đối với các ngân hàng lớn, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng trên thế giới. Do đặc thù kinh doanh của ngân hàng nên có rất nhiều loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng … Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đang diễn ra ở mức đáng quan tâm. Rủi ro tín dụng bao gồm những rủi ro xuất hiện từ bên trong ngân hàng và rủi ro từ bên ngoài ngân hàng, các rủi ro tín dụng gây nên những thiệt hại lớn đối với nền kinh tế và đối với bản thân mỗi ngân hàng, làm mất cân đối thu chi của ngân hàng do vậy biện pháp quản trị rủi ro đóng vai trò rất quản trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của các Ngân hàng nói chung và của BIDV - Chi nhánh Phú Thọ nói riêng.

BIDV - Chi nhánh Phú Thọ cần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với quy định và đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam theo mô hình chất lượng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau :

+ Đánh giá tư cách khách hàng: Cán bộ QHKH phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng; đối với khách hàng mới thì cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro …

+ Năng lực của người vay: phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành.

+ Thu nhập của doanh nghiệp: Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của doanh nghiệp như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

+ Biện pháp bảo đảm tiền vay: Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Quy định các điều kiện: Quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ nhằm thực thi chính sách của BIDV quy định theo từng thời kỳ.

+ Kiểm soát: Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến khách hàng vay vốn. Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn quy định của BIDV.

Ngoài ra cũng cần nghiên cứu triển khai xây dựng các tiêu chí xếp loại khách hàng theo những tiêu chuẩn mà thế giới đang áp dụng để phù hợp với quốc tế, cụ thể là: Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s và mô hình điểm số, trong đó ưu tiên nghiên cứu để áp dụng đối với mô hình điểm số vì thuận tiên hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các cổ ty cổ phần.

* Mô hình điểm số Z : Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm

tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (1) trị số của các chỉ số tài chính của khách hàng vay vốn, (2) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì khách hàng vay vốn có xác suất vỡ nợ càng thấp. Khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

Mô hình điểm số Z khắc phục được một số hạn chế trong việc phân tích năng lực tài chính đang áp dụng, theo quy định hiện nay thì hệ thống Vietinbank sẽ phân tích đánh giá trên 19 chỉ tiêu tài chính phân theo bốn nhóm (1) Khả năng thanh toán, (2) Tính ổn định và khả năng tự tài trợ (3) Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời (4) Sức tăng trưởng. Tuy nhiên chưa có một tiêu chí chung để tổng hợp đánh giá. Nhiều doanh nghiệp đảm bảo được tiêu chí này nhưng không đảm bảo được các tiêu chí khác. Nếu áp dụng theo mô hình điểm số Z thì có thể hạn chế được nhược điểm này. Hiện

nay nhiều doanh nghiệp là công ty cổ phần đã có giá trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC do vậy việc áp dụng mô hình điểm số Z sẽ được thuận lợi hơn.

- Nâng cao chất lượng thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng, bao gồm thẩm định dự án đầu tư và thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, qua đó lựa chọn được những dự án đầu tư có hiệu quả, chủ đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính hạn để hạn chế rủi ro đối với Ngân hàng.

- Cải thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý cho vay đầu tư trong quá trình giải ngân vốn vay cũng như trong quá trình thu hồi nợ vay, hạn chế tình trạng nợ xấu cũng như nâng cao khả năng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ vay, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)