Chính sách, quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1.Chính sách, quy trình tín dụng

Chính sách tín dụng

Nguyên tắc vay vốn

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ và của Ngân hàng nhà nước, BIDV.

Điều kiện vay vốn

Khách hàng được BIDVcho vay khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

+ Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Tại thời điểm cho vay không còn nợ xấu nội bảng (trừ nợ khoanh và nợ thanh toán công nợ) tại bất cứ TCTD nào; không còn nợ đã được xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng tại BIDV.

+ Khách hàng phải gửi báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết theo yêu cầu của BIDV.

Những trường hợp không được cho vay:

- Các khách hàng xếp hạng tín dụng C, D

- Khách hàng mà BIDV không xác định, quản lý được nguồn trả nợ cho khoản vay đó.

Những nhu cầu vốn không được cho vay:

- Để mua sắm những tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. - Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. - Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho hệ thống BIDV hoặc các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác trừ trường hợp sau:

+ Lãi tiền vay phải trả trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối vối khoản vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay được tính vào giá trị tài sản cố định đó.

+ Trả nợ nước ngoài trước hạn.

- Để nộp thuế trực tiếp cho nhà nước, trừ các loại thuế sau:

+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, khách hàng phải nộp để nhận hàng nhập khẩu.

Mức cho vay

Căn cứ để xác định mức cho vay đối với một khách hàng: - Nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng;

- Giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, bên thứ ba;

- Khả năng nguồn vốn của BIDV.

Thời hạn cho vay

Căn cứ để xác định và quyết định thời hạn cho vay: - Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án.

- Thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

- Khả năng nguồn vốn của BIDV.

Thể loại cho vay

- Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng

Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Không được thấp hơn mức lãi suất sàn do BIDVquy định trong từng thời kỳ.

+ Tùy thuộc vào thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khoản vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng ... đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý khoản vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.

+ Đối với cho vay trung, dài hạn: áp dụng lãi suất theo phương thức thả nổi, được điều chỉnh theo lãi suất cơ sở nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Quy trình cho vay: Quy trình cho vay được áp dụng thống nhất trong

toàn hệ thống của BIDV và áp dụng chung cho mọi khách hàng. Quy trình này bao gồm 04 bước với các giai đoạn:

Bước 1: Phân tích, đánh giá trước khi cho vay: Đây là bước quan trọng nhất, là nước đưa ra các phân tích, đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có cho vay hay không, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Quá trình tiến hành phân tích trước khi cho vay trải qua các giai đoạn sau:

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Trong giai đoạn ban đầu này cán bộ tín dụng

sẽ tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động và mục đích vay vốn của khách hàng. Sau quá trình thảo luận ban đầu giữa các cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn,

Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: Trong giai đoạn này, cán bộ

tín dụng tiến hành tìm hiểu, phân tích khách hàng; thẩm định đánh giá khả năng tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đồng thời thực hiện phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Cán bộ tín dụng xem xét, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn cụ thể của BIDV. Mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và BIDV và các tổ chức tín dụng khác sẽ xem xét rất cẩn thận để đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay.

Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh:

Mục tiêu của công việc này là đánh giá và đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra...

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: Cán bộ tín dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV. Mức xếp hạng của BIDV gồm các mức: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CC, C, D. Mức xếp hạng tín dụng khách hàng trên giảm dần từ khách hàng

có mức xếp hạng cao nhất đến mức xếp hạng thấp nhất dành cho nhưng khách hàng mất khả năng trả nợ. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng BIDV sẽ đưa ra các chính sách phù hợp với các nhóm khách hàng như chính sách về lãi suất, tài sản bảo đảm, tiếp thị khách hàng ...

Các biện pháp báo đảm tiền vay: Tùy thuộc vào tình hình tài chính, hạng tín dụng của khách hàng Chi nhánh áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp. Cán bộ làm công tác tín dụng sẽ xem xét một số nội dung sau: kiểm tra tình hình thực tế của tài sản bảo đảm, thẩm định tài sản, định giá tài sản bảo đảm....

Lập tờ trình thẩm đinh cho vay: Sau khi thảo luận với cán bộ thẩm định, cán bộ Quan hệ khách hàng làm công tác tín dụng sẽ lập tờ trình kèm theo hồ sơ vay vốn cho Trưởng phòng Quan hệ khách hàng.

Phê duyệt khoản vay: Trên cơ sở báo cáo đề xuất của cán bộ quan hệ

khách hàng, trưởng phòng quan hệ khách hàng xem xét nếu đồng ý ký và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với BIDV thẩm quyền phê duyệt tín dụng được phân cấp cho từng cấp độ theo qui định của BIDV trên cơ sở số tiền đề nghị vay của khách hàng.

Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Sau khi khoản vay được phê duyệt, người có thẩm quyền của Ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng, giấy tờ liên quan. Trong hợp đồng tín dụng có xác định rõ các nội dung sau: tên khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền cho vay, lãi suất, phí, thời hạn cho vay... Đây là một cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên phù hợp quy định của pháp luật.

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát tín dụng sau giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng tiến hành giải ngân cho khách hàng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện giải ngân theo quy định và nội dung thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, cam kết bảo lãnh; kiểm tra hóa đơn chứng từ, hồ sơ liên quan phù hợp với quy định của pháp luật; đối tượng trên các hóa đơn chứng từ liên quan so với đối tượng đề nghị rút vốn và đối tượng vay vốn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng; số tiền giải ngân được ghi trên chứng từ rút tiền.

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ (hàng tháng) và đột xuất (khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro). Định kỳ 6 tháng/lần, cán bộ tín dụng kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tiến độ thực hiện phương án/dự án; kiểm tra thực trạng đánh giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản.

Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra phán quyết tín dụng mới.

Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký kết cho từng dự án bao gồm các nội dung: theo dõi trả nợ gốc, lãi và các khoản phí (nếu có). Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi cán bộ tín dụng thông báo khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn. Trường hợp phát sinh vấn đề như khách hàng không trả được nợ đúng kỳ hạn thỏa thuận và có văn bản đề nghị cán bộ tín dụng xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 72)