Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3.2.Những vấn đề còn tồn tại

Trong thời gian vừa qua, hoạt động tín dụng đã được BIDV - Chi nhánh Phú Thọ hết sức quan tâm và thường xuyên đưa ra các giải pháp để đổi mới và hoàn thiện, song trong quá trình hoạt động vẫn cho thấy những khó khăn, tồn tại cần phải được giải quyết trong thời gian tới, những tồn tại này có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan nhưng dù từ nguyên nhân nào thì chúng đều gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Một là, cơ cấu nguồn vốn chưa thật hợp lý. Nguồn tiền gửi ngắn hạn

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, trong khi dư nợ của Chi nhánh lại tập trung ở trung và dài hạn.Hơn nữa, một số khách hàng gửi vốn lớn là các định chế tài chính , tổng công ty, nguồn tiền gửi dân cư còn thấp và tăng trưởng chưa tương xứng.

Hai là, cơ cấu dư nợ cho vay chưa thật hợp lý. Tỷ lệ cho vay có đảm

bảo bằng tài sản vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của Chi nhánh, việc tập trung cho vay vào một số ngành nghề dẫn đến dễ gặp rủi ro.

Ba là. tỷ lệ nợi nhóm 2 còn ở mức quá cao,Đây là nguy cơ tiềm ẩn

bùng phát nợ xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh cần tập trung giải quyết trong thời gian tới nhẳm ổn định và nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh

Bốn là, công tác xử lý nợ tồn đọng và thu hồi nợ quá hạn mặc dù chi

nhánh đã cố gắng nỗ lực và có nhiều biện pháp và giải pháp tích cực nhưng rất vướng mắc do cơ chế của nhà nước còn nhiều ràng buộc với nhiều thủ tục gây ách tắc trong việc hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp để phát mại.

Năm là, lãi dự thu và lãi ngoại bảng còn tồn đọng lớn và tăng dần qua các

năm. Việc tăng lãi treo và lãi ngoại bảng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh hàng năm của Chi nhánh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đạt thấp và tỷ suất lợi nhuận bình quân đầu người thuộc tốp cuối của hệ thống.

Sáu là, đội ngũ cán bộ bước đầu đã đáp ứng yêu cầu công việc, song

còn thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa chuyên sâu, kỹ năng tác nghiệp còn nhiều hạn chế, do vậy cần phải tiếp tục nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ mới có thể đáp ứng kịp với yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 88)