Kinh nghiệm quốc tế về giám sát, quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về giám sát, quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng

dụng tại một số NHTM

Đối với NHTM trên thế giới, việc sử dụng đồng bộ các công cụ, các biện pháp và chính sách để đo lường, phân loại chính xác chất lượng tín dung, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng theo giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, giải quyết bài toán mối quan hệ giữa rủi ro/lợi nhuận trong hoạt động tín dụng và đạt được các mục tiêu chất lượng tín dụng đã đặt ra.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một nước có bề dày hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, nhưng năm 1997-1998, Ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. trước tình hình đó, các Ngân hàng Thái Lan đã có một số thay đổi căn bản trong mô hình giám sát chất lượng tín dụng.

Ví dụ về những thay đổi của Ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB) tại Thái Lan.

Thứ nhất, họ tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân

thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay, tách bạch rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý tín dung, và quản lý rủi ro.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín

dụng. Nếu như trước đây SCB chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến các chỉ tiêu tín dụng như: vòng quay vốn lưu động, tính khớp đúng của kế hoạch trả nợ với các luồng tiền tương lai (doanh thu), chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản, … Các nguyên tắc tín dụng như: bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiêm giữa các bộ phân, phân cấp trong phán quyết tín dụng, tính bắt buộc của các thủ tục kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro… thường xuyên bị vi phạm. Vì thế, hậu quả có lúc nợ xấu lên đến 40% tổng dư nợ vay. Do đó, ngân hàng không những triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, mục đích vay, hiệu quả kinh doanh, dòng tiền, khả năng kiểm soát công nợ, năng lực quản trị và điều hành của khách hàng.

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng theo hệ thống chỉ tiêu định sẵn

để quyết định cho vay.

Thứ tư, tuân tủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định

việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người, Hội đồng tín dụng hay Hội đồng quản trị.

Thứ năm, giám sát khoản vay: trước, trong và sau khi cho vay. Ngân

hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách liên tụcthu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát vàđánh giá xếp loại khách hàngđể có biện pháp kịp thời các tình huống rủi ro.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung của chương này sẽ tập trung chỉ rõ những phương pháp và công cụ để triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)