cơ sở thống nhất và rõ ràng để tiến hành định giá. Các bộ, ngành liên quan như Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Tài Chính cũng cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để đưa ra các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định cụ thể về bảo đảm tín dụng đối với hoạt động ngân hàng. Đồng thời phải xuất bản thêm nhiều tài liệu về định giá TSBĐ trong đó có định giá BĐS để các ngân hàng có thể tham khảo.
- Sớm có văn bản quy định chức năng của các cơ quan pháp luật hỗ trợ ngân hàng trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết buộc khách hàng phải giao tài sản bảo đảm để xử lý trong trường hợp khách hàng có biểu hiện chây ỳ, không chịu giao tài sản.
- Cuối cùng, các văn bản luật như Luật Đất đai 2003, Bộ Luật Dân sự cần có sự sửa đổi các quy định không thống nhất về xử lý tài sản bảo đảm nhằm giúp đẩy nhanh quá trình xử lý TSBĐ, tránh tình trạng ngân hàng không biết áp dụng quy định nào để xử lý tài sản, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn của ngân hàng.
3.3.2. Tăng cường quản lý Nhà nước về thị trường BĐS và hoạt độngđịnh giá định giá
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho sự hình thành và phát triển thị trường BĐS. Do đó, việc tăng cường quản lý Nhà nước có tác dụng giúp thị trường phát triển ổn định, minh bạch thông tin thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trên thị trường. Để quản lý Nhà nước về BĐS có hiệu quả cần làm tốt các nhiệm vụ như:
- Tạo ra khung pháp lý cho thị trường BĐS bằng cách hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến thị trường BĐS như: Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai, Luật Xây dựng … và quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy định này của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường BĐS.
- Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.
- Thực hiện tốt chức năng cung cấp dịch vụ và tư vấn pháp luật về BĐS của Nhà nước, như: mở rộng hoạt động cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, về xác lập quyền sở hữu BĐS, đăng ký quyền sở hữu; tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn về pháp luật phục vụ cho các giao dịch trên thị trường BĐS, đồng thời kiểm soát hoạt động của các tổ chức này.
- Tạo lập một thể chế trong đó quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong việc quản lý thị trường BĐS. Việc này nhằm chấm dứt sự chồng chéo trong công tác quản lý thị trường BĐS.
3.3.2.2. Đối với hoạt động định giá
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động định giá thể hiện ở các mặt sau:
- Quản lý và tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về thẩm định giá, cấp thẻ thẩm định viên và cấp giấy phép hành nghề thẩm định giá cho những người có đủ tiêu chuẩn hành nghề thẩm định giá.
- Xã hội hóa ngành thẩm định giá bằng việc cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để thực hiện thẩm định giá. Không phân biệt là của Nhà nước hay tư nhân, nước ngoài, miễn là hoạt động có hiệu quả và tuân theo những quy chế chung trong hoạt động thẩm định giá. Các điều kiện cụ thể để các tổ chức, doanh nghiệp được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá là:
+ Có đủ cán bộ có đủ năng lực, am hiểu về kinh tế, thị trường. Những người trực tiếp thực hiện hoạt động định giá thì phải được cơ quan Nhà nước cấp thẻ thẩm định viên.
+ Có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện phân tích, thu thập, xử lý thông tin về thị trường.
+ Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình nghiệp vụ cho nghề thẩm định giá.
- Tiến hành thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động thẩm định giá. Đồng thời giải quyết các tranh chấp bất đồng có liên quan đến định giá BĐS.