Trong hoạt động cho vay, Chi nhánh luôn chú trọng trong việc cho vay các doanh nghiệp lớn, cho vay tiêu dùng cá nhân theo chiến lược đã đề ra. Với những biện pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, đổi mới quy trình nghiệp vụ, tăng cường quảng bá, tiếp thị hình ảnh, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Cụ thể là tình hình tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh các năm gần đây:
Bảng 2.1: Dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 (1) (2) (3) (2) - (1) (2)/(1) (3) - (2) (3)/(2) Dư nợ 5800 6250 7200 +450 +7,76% +950 +15,2% 1.Ngắn hạn 3650 3875 4840 +225 +6,16% +965 +24,9% VNĐ 1606 1705 2975 +99 +6,16% +1270 +74% Ngoại tệ quy đổi 2044 2170 1865 +126 +6,16% -305 -14,57% 2.Trung, dài hạn 2150 2375 2360 +225 +10,47% -15 -0,63% VNĐ 1183 1330 1390 +147 +12,4% +60 +4,5% Ngoại tệ quy đổi 968 1045 970 +77 +7,9% -75 -7,1%
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng
Tổng dư nợ tại chi nhánh tăng đáng kể, từ 5800 tỷ đồng năm 2009 đến 2011 đã là 7200 tỷ (tăng 15,2% so với 2010)
Dư nợ ngắn hạn tăng nhanh: năm 2011 là 4840 tỷ đồng, tăng 24,9% so với 2010. Dư nợ ngắn hạn 2010 tăng 6,16% so với 2009, tương ứng với 225 tỷ đồng.
Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng nhưng không thật mạnh mẽ. Cụ thể là năm 2010 tăng 225 tỷ (10,47%) nhưng đến 2011 lại giảm đi 15 tỷ đồng (giảm 0,63%), và dừng lại ở mức 1390 tỷ đồng.
Mức dư nợ ngoại tệ trong cả ngắn hạn và trung hạn đều giảm. Điều này có thể giải thích là do tỷ giá ngoại tệ tăng cao, chỉ có các doanh nghiệp lớn nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài mới chi tiêu bằng ngoại tệ, còn lại phần lớn hoạt động tiêu dùng trong nước sử dụng VNĐ. Do đó, dư nợ VNĐ tăng lên, còn dư nợ ngoại tệ giảm là điều hết sức bình thường.
Về nợ quá hạn:
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Ngân hàng không thể dự đoán hết được những khả năng có thể xảy ra trong suốt thời hạn cho vay. Do đó rủi ro tín dụng là khách quan và khó tránh khỏi. Nắm rõ quy luật này, BIDV Bắc Hà Nội luôn nỗ lực trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, BIDV Bắc Hà Nội đã tổng hợp tình hình nợ quá hạn như sau:
Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Bắc Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 (1) (2) (3) (2)-(1) (2)/(1) (3)-(2) (3)/(2) 5800 6250 7200 +450 7,7% +950 12,5% Nhóm 1 3509 3938 5155 +429 12,2% +1217 30,9% Nhóm 2 2256 2269 2000 +13 0,58% +269 11,85% Nhóm 3 35 44 45 +9 25,7% +1 2,22% Nhóm 4 - - - - - - - Nhóm 5 - - - - - - -
Nhóm 1 (Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Đây là các khoản nợ không có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn, có khả năng bị tổn thất một phần gốc, lãi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Đây là các khoản nợ có khả năng gây tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, không có khả năng thu hồi vốn.
Bảng số liệu cho thấy BIDV Bắc Hà Nội đang thực hiện tốt việc thu nợ gốc và lãi vay, không những vậy, còn giảm rủi ro tín dụng. Bằng chứng là sự tăng đột biến ở mức thu hồi nợ gốc và lãi ở nhóm 1 (tăng gấp 2 lần qua các năm), cộng thêm sự giảm nợ quá hạn ở nhóm 2, nhóm 3 và không làm phát sinh các khoản nợ quá hạn nhóm 4, nhóm 5. Đây thực sự là những kết quả ấn tượng. Có được kết quả này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và tinh thần chỉ đạo sát sao