Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định giá bđs bảo đảm tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội (Trang 36 - 91)

Việt Nam

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT & PTVN) tên viết tắt (BIDV) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của thủ tướng chính phủ, 50 năm qua NHĐT& PTVN đã có những tên gọi: Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, từ ngày 26 tháng 4 năm 1957 Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam, từ ngày 24 tháng 6 năm 1982 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam từ ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Quá trình 50 năm xây dựng và trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước

- Thời kỳ khôi phụ kinh tế và thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ 1 ( 1957 - 1975 ): Ngân hàng đã cung ứng 1483 tỷ đồng (theo giá năm 1960) tương đương 14830 tỷ đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản , góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh. Khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân , tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất

- Thời kỳ khôi phục và phát triển sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội ( 1976 – 1989): Ngân hàng đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI và phương hướng đầu tư để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Trong thời kỳ này ngân hàng đã cung cấp 237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản

(theo giá năm 1982) tương đương 26275 tỷ đồng (theo giá năm 1995) NH đã góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch trong đó có những công trình quan trọng như Lăng chủ tịch Hồ chính minh, đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy của nhà máy Phả Lại, 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, nhà máy cơ khí, đóng tàu Hạ Long.

- Thời kỳ thực hiện đổi mới của Đảng và nhà nước ( 1990 - đến nay)

Ngày 14 tháng 11 năm 1990 ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam theo quyết định số 401 - CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm mới ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam rất khả quan.

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy mô này tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao : đến 30/6/ 2007, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã đạt 1 quy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạt động của NHĐT & PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995.

Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt. Với sự tư vấn của Earn& Young, BIDV đã triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo đìều 7 quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được Ngân hàng nhà nước công nhận. Đầu tư và phát triển công nghệ

thông tin, BIDV đã gia tăng hơn 40 sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng, hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý hoạt động điều hành theo tiêu thức ngân hàng hiện đại. Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới. Liên tục trong 5 năm từ 2001 - 2005 , BIDV đều được các ngân hàng lớn trên thế giới trao tặng chứng nhận chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của Citibank, HSTC, Bank of New York, Amex… Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình tập đoàn.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội

Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội được thành lập ngày 31/10/1963, tiền thân của chi nhánh này là phòng cấp phát số 3, sau chuyển thành chi điểm 3 Ngân hàng Kiến thiết thành phố Hà Nội, thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – Bộ Tài chính. Khi đó chi điểm gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn hai huyện Gia Lâm và Đông Anh. Đến năm 1990, chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng đầu tư huyện Gia Lâm, thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đến tháng 8/2000 lại chuyển đổi thuộc sở giao dịch I, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Ngày 15/10/2002, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Gia Lâm chính thức tách khỏi sở giao dịch I, trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội theo quyết định số 80/HĐQT của hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. (Sau đây ‘Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam’ viết tắt là NHĐT&PT Việt Nam)

Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHĐT&PT Việt Nam, theo quy chế hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của tổng giám đốc NHĐT&PT Việt Nam.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội

Viết tắt: Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Hà Nội, hoặc: BIDV Bắc Hà Nội. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Bank for investment and development of Vietnam - Northen Hanoi Branch.

Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: BIDV Northen Hanoi Branch. Trụ sở đặt tại: 137A Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội

2.1.3. Cơ cấu tổ chức chi nhánh

Chức năng cụ thể của các phòng ban ở chi nhánh:

Ban giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động của BIDV Bắc Hà Nội

Giám đốc chi nhánh là người đại diện theo ủy quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của NHĐT&PT Việt Nam.

Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành hoạt động của một hay một số nghiệp vụ của chi nhánh theo sự phân công của giám đốc. Các phó giám đốc đại diện cho chi nhánh kí kết các văn bản, hợp đồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Khối QHKH: Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, chịu trách nhiệm thiết

ngân hàng; trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm, đôn đốc trả nợ vay khi nợ đến hạn; phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro, lập báo cáo phân tích, đề xuất biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Khối này bao gồm các phòng:

- Phòng QHKH cá nhân:

- Phòng QHKH doanh nghiệp 1, 2, 3:

+ Khối quản lý rủi ro:

- Phòng quản lý rủi ro: Có trách nhiệm quản lý, giám sát, phân tích, đánh

giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi về phòng Tài chính – kế toán để lập cân đối kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khối tác nghiệp:

- Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, thực hiện trích toán dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng QHKH theo đúng quy định.

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân hoặc khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước, phát hiện và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ; đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh các biện pháp, điều kiện để đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo an toàn kho quỹ, tiền tệ theo quy định.

- Phòng thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại đối với khách hàng; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển mạng lưới khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại; trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định.

+ Khối quản lý nội bộ:

- Phòng kế hoạch – tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, thực hiện điều hành nguồn vốn, chịu trách nhiệm quản lý hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh.

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ về tổ chức nhân sự, công tác hành chính, công tác quản trị hậu cần.

- Phòng điện toán: Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh sử dụng, vận hành thành thạo thông tin điện toán; tổ chức lưu trữ, bảo mật, phục hồi dữ liệu, xử lý sự cố kỹ thuật.

- Phòng tài chính – Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán; thực hiện nghiệp vụ giám sát, quản lý tài chính, quản lý thông tin và lập báo cáo.

+ Khối trực tiếp:

- Các phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng (chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền…); chịu trách nhiệm thiết lập, mở rộng, phát triển mạng lưới khách hàng, giới thiệu, bán các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Ban giám đốc Phòng quan hệ KHDN 1 Phòng quan hệ KHDN 2 Phòng quan hệ KHDN 3 Khối quan hệ khách hàng Khối tác nghiệp Khối quản lý rủi ro

Phòng thanh toán quốc tế Phòng quản lý dịch vụ kho quỹ

Phòng dịch vụ KHCN Phòng dịch vụ KHDN Phòng quản trị tín dụng Phòng quản lý rủi ro Phòng kế hoạch – tổng hợp Khối trực tiếp Khối quản lý nội bộ

Phòng tổ chức – hành chính Phòng tài chính – kế toán Phòng GD Ngọc Thụy Phòng điện toán Phòng GD Ngọc Lâm Phòng GD Long Biên Phòng GD Bồ Đề Phòng quan hệ KHCN

2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh

Trong hoạt động cho vay, Chi nhánh luôn chú trọng trong việc cho vay các doanh nghiệp lớn, cho vay tiêu dùng cá nhân theo chiến lược đã đề ra. Với những biện pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, đổi mới quy trình nghiệp vụ, tăng cường quảng bá, tiếp thị hình ảnh, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Cụ thể là tình hình tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh các năm gần đây:

Bảng 2.1: Dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 (1) (2) (3) (2) - (1) (2)/(1) (3) - (2) (3)/(2) Dư nợ 5800 6250 7200 +450 +7,76% +950 +15,2% 1.Ngắn hạn 3650 3875 4840 +225 +6,16% +965 +24,9% VNĐ 1606 1705 2975 +99 +6,16% +1270 +74% Ngoại tệ quy đổi 2044 2170 1865 +126 +6,16% -305 -14,57% 2.Trung, dài hạn 2150 2375 2360 +225 +10,47% -15 -0,63% VNĐ 1183 1330 1390 +147 +12,4% +60 +4,5% Ngoại tệ quy đổi 968 1045 970 +77 +7,9% -75 -7,1%

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng

Tổng dư nợ tại chi nhánh tăng đáng kể, từ 5800 tỷ đồng năm 2009 đến 2011 đã là 7200 tỷ (tăng 15,2% so với 2010)

Dư nợ ngắn hạn tăng nhanh: năm 2011 là 4840 tỷ đồng, tăng 24,9% so với 2010. Dư nợ ngắn hạn 2010 tăng 6,16% so với 2009, tương ứng với 225 tỷ đồng.

Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng nhưng không thật mạnh mẽ. Cụ thể là năm 2010 tăng 225 tỷ (10,47%) nhưng đến 2011 lại giảm đi 15 tỷ đồng (giảm 0,63%), và dừng lại ở mức 1390 tỷ đồng.

Mức dư nợ ngoại tệ trong cả ngắn hạn và trung hạn đều giảm. Điều này có thể giải thích là do tỷ giá ngoại tệ tăng cao, chỉ có các doanh nghiệp lớn nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài mới chi tiêu bằng ngoại tệ, còn lại phần lớn hoạt động tiêu dùng trong nước sử dụng VNĐ. Do đó, dư nợ VNĐ tăng lên, còn dư nợ ngoại tệ giảm là điều hết sức bình thường.

Về nợ quá hạn:

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Ngân hàng không thể dự đoán hết được những khả năng có thể xảy ra trong suốt thời hạn cho vay. Do đó rủi ro tín dụng là khách quan và khó tránh khỏi. Nắm rõ quy luật này, BIDV Bắc Hà Nội luôn nỗ lực trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, BIDV Bắc Hà Nội đã tổng hợp tình hình nợ quá hạn như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Bắc Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 (1) (2) (3) (2)-(1) (2)/(1) (3)-(2) (3)/(2) 5800 6250 7200 +450 7,7% +950 12,5% Nhóm 1 3509 3938 5155 +429 12,2% +1217 30,9% Nhóm 2 2256 2269 2000 +13 0,58% +269 11,85% Nhóm 3 35 44 45 +9 25,7% +1 2,22% Nhóm 4 - - - - - - - Nhóm 5 - - - - - - -

Nhóm 1 (Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Đây là các khoản nợ không có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn, có khả năng bị tổn thất một phần gốc, lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Đây là các khoản nợ có khả năng gây tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, không có khả năng thu hồi vốn.

Bảng số liệu cho thấy BIDV Bắc Hà Nội đang thực hiện tốt việc thu nợ gốc và lãi vay, không những vậy, còn giảm rủi ro tín dụng. Bằng chứng là sự tăng đột biến ở mức thu hồi nợ gốc và lãi ở nhóm 1 (tăng gấp 2 lần qua các năm), cộng thêm sự giảm nợ quá hạn ở nhóm 2, nhóm 3 và không làm phát sinh các khoản nợ quá hạn nhóm 4, nhóm 5. Đây thực sự là những kết quả ấn tượng. Có được kết quả này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và tinh thần chỉ đạo sát sao của ban giám đốc, cùng với sự nỗ lực của mỗi cán bộ trong chi nhánh.

Như vậy có thể thấy rằng trong tình hình nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang trong giai đoạn trầm lắng, công tác tín dụng của BIDV Bắc Hà Nội vẫn đảm bảo được hoạt động tốt, hạn chế được rủi ro tín dụng và không làm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác định giá bđs bảo đảm tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội (Trang 36 - 91)