Đánh giá chung về công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 40 - 44)

bảo hiểm thân tàu giai đoạn 2009-2012

 Những mặt đạt được:

- Trước hết phải kể đến những thành công của công ty trong việc thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Thực hiện tốt công tác này giúp công ty có thể giảm mức khấu trừ mà vẫn giữ nguyên phí hoặc tăng mức khấu trừ và giảm phí cho các chủ tàu tham gia bảo hiểm thân tàu. Dưới đây là tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất bảo hiểm thân tàu

Bảng 2.4: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại PJICO Thăng Long giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Trđ Năm

Chỉ tiêu

Doanh thu phí 1.969 2.577 4.252 9.052 Chi đề phòng hạn chế tổn thất 31,7 55,15 108 246,2 Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất(%) 1,61 2,14 2,54 2,72

(Nguồn: Phòng Bảo hiểm Hàng Hải-PJICO Thăng Long)

Bảng số liệu trên cho ta hàng năm tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất trên doanh thu phí nghiệp vụ đều tăng và khá đều đặn. Điều này có nghĩa là công tác này được chi nhánh ý thức rất tốt về tầm quan trọng của nó. Năm 2009 tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất trên doanh thu phí nghiệp vụ là 1,61% tương ứng với 1969 triệu đồng thì sang năm 2010 tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất trên doanh thu phí nghiệp vụ là 2,14% tương ứng với 2577 triệu đồng.

So sánh với tình hình chi đề phòng hạn chế với một số chi nhánh qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại một số chi nhánh năm 2012

Tỷ lệ(%) 1,5 2,52 3,5 1,16 2,72 (Nguồn: Phòng Bảo hiểm Hàng Hải-PJICO)

Qua bảng ta thấy Chi nhánh PJICO Thăng Long có tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất ở mức độ trung bình. Như vậy chi nhánh đã ý thức được tầm quan trọng của công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

Kết hợp bảng 4 ta thấy tuy chi đề phòng hạn chế tổn thất vẫn được tăng đều qua các năm nhưng ta cũng thấy được rằng số vụ tổn thất xảy ra vẫn tiếp tục tăng qua các năm, nếu như năm 2009 là 11 vụ thì đến năm 2010 đã tăng lên 15 vụ và đến năm 2011 là 18 vụ, năm 2012 là 23 vụ. Điều này cho thấy rằng công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện vẫn chưa thực sự hiệu quả mặc dù chi phí cho công tác này vẫn được tăng lên qua các năm. Vì thế mà chi nhánh cùng với việc bỏ ra chi phí cho công tác này còn cần phối hợp tốt hơn các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. Có như vậy thì từ những khoản chi này sẽ có thể góp phần rất lớn vào việc giảm mức độ tổn thất xảy ra, để nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiệp vụ công ty cần nâng cao tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất một cách hợp lý.

Các vụ tổn thất xảy ra phần lớn được giải quyết thỏa đáng do nguyên nhân và mức độ tổn thất thường được xác định chính xác, khách quan trong biên bản giám định. Vụ việc nào cũng được lãnh đạo công ty kiểm tra lại. Những vụ lớn, phức tạp phải thông qua Ban giám đốc của PJICO, vì vậy vụ việc được giải quyết cẩn thận, thấu đáo hơn.

- Chi nhánh thường xuyên có chính sách ưu đãi khách hàng lớn như giảm phí, chiến lược về thời gian giải quyết bồi thường nên duy trì được khách hàng truyền thống cũng như thu hút thêm được những khách hàng mới cho PJICO.

- Khi tổn thất xảy ra, cán bộ phụ trách giải quyết vụ việc thường có hướng dẫn cụ thể các hồ sơ, chứng từ cần thu thập, nhờ đó việc giải quyết bồi thường nhanh hơn do không mất thời gian chờ bổ sung chứng từ cho hồ sơ khiếu nại.

- Các cán bộ phòng Hàng hải của Chi nhánh đều được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản tại các trường đại học có đào tạo hệ thống về hàng hải và bảo hiểm hàng hải nên phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Hơn nữa, tất cả còn trẻ nên nhanh nhẹn và nhiệt tình trong công việc, làm khách hàng có ấn tượng tốt với thái độ phục vụ của chi nhánh PJICO Thăng Long

 Những mặt hạn chế:

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công tác giám định của công ty còn nhiều hạn chế. Công ty chưa có một trung tâm đào tạo giám định viên chính thức mà đội ngũ giám định viên chỉ thực hiện công việc dựa vào kinh nghiệm và tự học hỏi. Bên cạnh đó, đội ngũ giám định viên nói chung và giám định viên chuyên sâu trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu nói riêng thường tập trung ở một số cảng và thành phố lớn. Khi có tai nạn xảy ra, đặc biệt là những vụ phức tạp đòi hỏi cao ở khâu giám định tại những cảng, thành phố nhỏ thì thường không có ngay giám định viên của công ty cũng như giám định viên do Hội P and I chỉ định và phải kêu gọi sự trợ giúp. Điều này làm kéo dài thời gian giám định và giải quyết bồi thường, vì vậy dễ làm mất lòng khách hàng.

vừa bị mất thêm một khoản chi phí đồng thời chất lượng của biên bản giám định trong nhiều trường hợp không đảm bảo, dẫn đến tranh chấp khi giải quyết khiếu nại, kéo dài thời gian giải quyết bồi thường.

- Bên cạnh đó, tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển còn tương đối cao, tuy đáp ứng được những yêu cầu khiếu nại, đòi bồi thường của khách hàng, thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ. Nhưng do nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển, nhiều hợp đồng khai thác được có giá trị bảo hiểm lớn, nên khi tổn thất xảy ra thì thiệt hại cũng rất lớn. Điều này đe dọa tới hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lợi và sức cạnh tranh của nghiệp vụ

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 40 - 44)