Giải pháp đối với công tác bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 52 - 54)

Khâu bồi thường là khâu được khách hàng đặc biệt quan tâm khi gặp phải rủi ro, tổn thất. Khách hàng bị thiệt hại lớn về người và của cải, số tiền bồi thường sẽ là chỗ dựa để khắc phục hậu quả, giúp ổn định kinh doanh. Như thế khâu bồi thường sẽ là chỗ để PJICO có thể giữ khách hàng và cũng có thể mất khách hàng nếu như bồi thường không thỏa đáng. Việc bồi thường phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất và đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình xét giải quyết khiếu nại, đòi bồi thường. Đề phòng tốt sẽ hạn chế được số vụ rủi ro xảy ra, giảm bớt trách nhiệm của nhà bảo hiểm, làm giảm số tiền bồi thường công ty phải chi trả. Giám định chính xác thì việc bồi

thường sẽ được thỏa mãn ở cả hai phía chủ tàu và PJICO Thăng Long. Khi xem xét khiếu nại đòi bồi thường, nhân viên PJICO Thăng Long cần tìm hiểu và xác minh rõ các tổn thất, xem những tổn thất xảy ra ngoài thực tế có trùng khớp với những thiệt hại trong đơn khiếu nại hay không. Những công việc này cần chính xác, cụ thể. Vì thế, PJICO cần đề ra những chuẩn mực và những điểm chú ý cần thiết trong quá trình giải quyết bồi thường. Nguyên tắc bồi thường tổn thất mà PJICO luôn luôn nêu cao từ khi thành lập đến nay là: “Bồi thường đúng, đủ, nhanh chóng”. Việc bồi thường nhanh chóng, đúng, đủ thể hiện chất lượng dịch vụ bảo hiểm, do đó ảnh hưởng đến ấn tượng của khách hàng đối với công ty.

Một yêu cầu nữa đặt ra với PJICO Thăng Long là phải nâng cao khả năng bồi thường. Là doanh nghiệp bảo hiểm, PJICO cần phải đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng bồi thường cần thiết nhất là cho những tổn thất lớn, bất ngờ xảy ra. Vì vậy, chi nhánh cần:

• Có hệ thống số liệu thống kê khoa học, chính xác những vụ tai nạn, rủi ro đã xảy ra cùng tính chất của chúng.

• Đẩy mạnh công tác khai thác để không ngừng tăng số khách hàng mua bảo hiểm. Ký được nhiều hợp đồng bảo hiểm, số phí thu được sẽ lớn và quy luật số đông được thực hiện làm phân tán tổn thất.

• Trích lập các quỹ dự phòng đầy đủ: dự phòng bồi thường, dự phòng phí, dự phòng tổn thất lớn. Ngoài các giải pháp trên để tiến hành cho từng khâu, khi tiến hành khai thác một sản phẩm bảo hiểm, dù trải qua các bước khác nhau như khai thác, đề phòng hạn chế tổn thất, giám định hay bồi thường thì chúng đều được thực hiện bởi các cán bộ của công ty bảo hiểm. Vì thế sẽ rất thiếu sót nếu

không nhắc đến vấn đề tổ chức cán bộ. Trong thời gian tới, chi nhánh PJICO Thăng Long cần đưa ra các giải pháp sau:

• Nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ của cán bộ. Không ngừng đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ nhằm thích ứng với đòi hỏi của công việc. Ngày nay, với một nền kinh tế mở cửa và phát triển, các công ty bảo hiểm nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Do đó để thắng lợi trong cạnh tranh, đòi hỏi người cán bộ của PJICO không những phải có kiến thức sâu rộng, chuyên môn cao, vững vàng về mọi điều kiện bảo hiểm mà còn đòi hỏi một khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin một cách chính xác và lôgic về bảo hiểm.

• Chi nhánh PJICO cần đánh giá đúng mức năng lực của cán bộ trên cơ sở khả năng hoàn thành công việc. Cần có chính sách đãi ngộ, thưởng phạt phù hợp. Nên khuyến khích bằng vật chất đối với các cán bộ, khai thác viên giỏi, phân công công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 52 - 54)