Công tác bồi thường

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 37 - 40)

Mục đích của công tác bồi thường là khôi phục lại vị trí tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra. Chính vì thế, đây là khâu mà người được bảo hiểm quan tâm hàng đầu và cũng là khâu phức tạp nhất trong mỗi nghiệp vụ. Khi tham gia bảo hiểm, chủ tàu chỉ nhận được lời hứa từ phía công ty bảo hiểm rằng họ sẽ được bồi thường khi có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thân tàu. Chỉ sau khi có tổn thất và được bồi thường, lợi ích của các chủ tàu tham gia bảo hiểm mới được thể hiện. Do đó, bồi thường như thế nào, thời gian bồi thường nhanh hay chậm là yếu tố hàng đầu mà công ty cũng như chi nhánh PJICO Thăng Long phải quan tâm, bởi nó có thể thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm. Thời gian bồi thường quá lâu, số tiền bồi thường không thỏa

đáng có thể khiến chi nhánh đánh mất khách hàng. Số tiền bồi thường là điểm tựa để khách hàng khôi phục lại hoạt động kinh doanh sau khi gặp rủi ro. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, để xác định được số tiền bồi thường như thế nào là hợp lý cũng là một trong những vấn đề công ty đặc biệt quan tâm ngay từ lúc giám định xong

Bảng 2.3. Tình hình bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại PJICO Thăng Long từ năm 2009 đến 2012

Năm Số tàu khai thác (tàu) Doanh thu (tỷ đồng) STBT (tỷ đồng) Tỷ lệ BT (%) 2009 14 1,969 0,691 35 2010 18 2,577 1,006 39 2011 29 4,252 1,744 46 2012 42 9,052 4,164 49

(Nguồn: Phòng giám định bồi thường-PJICO )

Năm 2009 tỷ lệ bồi thường là 35% và đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 39% . Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số dự án lớn về mua mới và đóng mới tàu biển không thể thực hiện được do: lãi suất ngân hàng liên tục biến động, giá tàu giảm mạnh. Đội tàu mới có giá trị lớn nhưng phí bảo hiểm không tăng như mong đợi do cạnh tranh phí bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn ngày càng gay gắt.

Trong những năm qua nhu cầu xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Kéo theo đó là nhu cầu bảo hiểm thân

tàu cần phải được đáp ứng kịp thời về cả số lượng và chất lượng. Điều này sẽ tạo đầu ra phong phú, kích thích thị trường bảo hiểm thân tàu ngày càng tăng.

Tuy vậy, tỷ lệ bồi thường có xu hướng tăng lên qua các năm 2009, 2010, 2011, điều nay chứng tỏ quy mô của mỗi vụ tổn thất tăng lên. Năm 2011, tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này là 46%, PJICO là một trong những doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường cao trên mức tỷ lệ bồi thường chung của toàn thị trường là 44%. Nguyên nhân là do năm 2011 ngành vận tải biển tiếp tục gặp khó khăn (giá cước tiếp tục giảm sâu, hàng hóa chuyên chở khan hiếm. giá nhiên liệu tiếp tục tăng…). Một số các dự án lớn về mua mới tàu biển và đóng mới tàu biển được thực hiện hạn chế do vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất cho vay cao và biến động, giá tàu tiếp tục giảm sâu do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Mặc dù đội tàu mới có giá trị lớn trên thị trường có tăng nhưng phí bảo hiểm không tăng trưởng tương ứng do việc cạnh tranh phí bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn gay gắt (đặc biệt các công ty Bảo hiểm mới ra đời hạ phí bằng mọi giá để giành dịch vụ). . Bên cạnh đó, số vụ tổn thất, số tiền bồi thường cũng tăng theo chiều hướng đó. STBT tăng với tốc độ nhanh có thể một phần là do gia tăng mạnh mẽ giá trị tài sản BH cho nên khi rủi ro xảy ra thì tổn thất thường là rất lớn.

Tỷ lệ bồi thường tổn thất của nghiệp vụ còn tương đối cao, đây cũng là một hạn chế lớn mà chi nhánh cần khắc phục. Tỷ lệ này không có dấu hiệu giảm, mà lại có xu hướng tăng nhanh qua các năm phân tích, khi mà tốc độ tăng chi bồi thường lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu phí.

Mặt khác việc thực hiện công tác khai thác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc bồi thường. Nếu sàng lọc rủi ro trong khai thác không tốt thì giám định bồi thường tăng bởi nguy cơ xảy ra tổn thất lớn hơn rất nhiều. Thực hiện khảo sát rủi

ro tốt trước khi ký kết hợp đồng, đơn bảo hiểm sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra tổn thất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám định, bồi thường sau này. Ngược lại, giám định bồi thường mà tốt tạo niềm tin nơi khách hàng, vị thế uy tín của công ty được nâng cao thì doanh thu khai thác cũng sẽ tăng. Thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu như vậy, chi nhánh sẽ phối hợp thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 37 - 40)