Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 56 - 58)

Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp cho PJICO thì những chính sách của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm khắc phục những mặt tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại PJICO.

Các công ty bảo hiểm nói chung và Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO nói riêng hiện nay đang cần một môi trường pháp lý đầy đủ để có thể phát triển lành mạnh, đúng hướng. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam ban hành năm 2000 và sửa đổi bổ sung năm 2010 đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý đầy đủ cho các doanh

nghiệp bảo hiểm hoạt động cũng như tạo sự bình đẳng, đảm bảo lợi ích chính đáng và hợp pháp giữa những người bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm.

Nhà nước cần phải có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện tốt luật kinh doanh bảo hiểm và có sự đồng bộ giữa các luật (Luật đầu tư nước ngoài, Luật dân sự, các Nghị định…) nhằm nâng đỡ, bảo hộ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm nước ngoài, tránh để dịch vụ chảy ra nước ngoài làm mất nguồn ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.

Riêng đối với trục lợi bảo hiểm, trước hết cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà nước. Có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ công việc điều tra, xác minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường.... Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.

 Kiến nghị với ngành hàng hải Việt Nam

- Trước hết, ngành Hàng hải cần phải tăng cường đầu tư xây dựng các công trình cầu cảng, các đèn báo hiệu diễn biến thời tiết trên biển, những cọc tiêu chỉ dẫn tàu thuyền trên biển, những dấu hiệu khu vực có đá ngầm… để giúp các chủ tàu giảm được rủi ro khi đi trên biển. Điều này vừa hạn chế được các tai nạn xảy ra làm tổn thất tài sản chung, vừa giúp các chủ tàu bảo đảm an toàn hoạt động

kinh doanh, giúp các công ty bảo hiểm giảm số tiền bồi thường tổn thất, tăng lợi nhuận.

- Thực trạng ngành vận tải đường biển trong những năm gần đây cho thấy bên cạnh việc đóng mới, mua mới nhiều con tàu với giá trị và dung tích lớn, vẫn còn rất nhiều những con tàu cũ đang được tiếp tục vận hành. Nhiều con tàu đã không còn đảm bảo khả năng đi biển thậm chí có những con tàu từ những năm 1960 vẫn còn được sử dụng để chuyên chở hàng tấn hàng trên biển. Nguy cơ xảy ra tổn thất đối với những con tàu này là rất lớn. Vì vậy, ngành Hàng hải cần phải kiện toàn và hoàn thiện hơn nữa cơ quan chuyên môn giám định chất lượng tàu, chỉ những con tàu nào chất lượng đảm bảo mới được phép ra khơi. Ngoài ra, ngành cũng cần tạo điều kiện để phát triển hơn nữa ngành đóng tàu Việt Nam. Một mặt giảm chi phí so với việc mua tàu từ nước ngoài, một mặt tạo ra công ăn việc làm cho một đội ngũ công nhân đóng tàu Việt Nam.

- Việc đào tạo chất lượng đội ngũ thủy thủ, thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý, điều hành an toàn tàu… cũng là một vấn đề hết sức cấp thiết

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long (Trang 56 - 58)