Những mặt hạn chế trong công tác quản lý thuế sử dụng đất ph

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 108)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý thuế sử dụng đất ph

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.2.1. Các mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thứ nhất, theo quy định của Luật thuế SDĐPNN phải cấp mã số thuế cho người nộp thuế. Hiện nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng đại đa số nhân dân chưa được cấp mã số thuế. Do vậy để thực hiện công tác quản lý cơ quan thuế phải thực hiện cấp rất nhiều mã số thuế, trong quá trình cấp mã số thuế nảy sinh rất nhiều các trường hợp trùng thông tin đăng ký thuế vì thế để phân biệt người nộp thuế ngành Thuế mất nhiều thời gian để thực hiện việc kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế để cấp mã số thuế.

Thứ hai, tờ khai thuế SDĐPNN của hộ gia đình, cá nhân có rất nhiều chỉ tiêu kê khai để làm căn cứ tính thuế. Do nhận thức không đồng đều nên việc khai thuế ở một số xã miền núi thường không chính xác nên phải làm đi làm lại nhiều lần.

Thứ ba, điểm khác biệt giữa thuế SDĐPNN với thuế nhà đất trước đó là người sử dụng đất có nhiều thửa đất phải thực hiện lập tờ khai tổng hợp sau khi đã thực hiện kê khai thuế với từng thửa đất. Việc này gây khó khăn cho công tác quản lý, đôn đốc thu nộp của cơ quan thuế trong việc xác định những NNT thuộc diện phải kê khai tổng hợp, đặc biệt là những người nộp thuế có nhiều thửa đất tại các quận huyện khác nhau.

3.5.2.2. Nguyên nhân

Nhóm nguyên nhân về công tác quản lý Nhà nước về đất đai:

Một số bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đó là:

- Nhận thức của một số địa phương về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đầy đủ, sâu sắc nên chưa thực sự quan tâm chỉ đạo lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền quản lý, còn chờ vào sự đôn đốc, chỉ đạo hoặc nguồn kinh phí của Tỉnh, vì vậy tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã chậm so với thời gian được quy định của Luật Đất đai, dẫn đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không kịp thời, kém hiệu quả.

- Việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai thời gian qua còn nhiều hạn chế, tình trạng quy hoạch theo chủ dự án, chồng lấn diện tích giữa các dự án được giao, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, giao đất vượt thẩm quyền còn xảy ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

, dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định thông tin để thực hiện tự kê khai và tính thuế.

-

, nguyên nhân chính có sự ới

quy đị .

- Do yếu tố lịch sử để lại, hệ thống hồ sơ địa chính không còn đầy đủ, dữ liệu lạc hậu, gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc, ranh giới. Nên việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đo xong bản đồ địa chính còn nhiều vướng mắc, kéo dài thời gian.

- Việc chỉnh lý biến động đất đai còn hạn chế, hình thức, chưa kịp thờ

, đồng bộ. Do cơn lốc về đô thị hóa nhiều con đường mới được mở ra, kéo theo sự xáo trộn về vị trí tính thuế, có nhiều hộ trước kia được tính thuế theo trong ngõ, ngách nhưng nay ra mặt đường, những thông tin nay lại không được cập nhật kịp thời vào dữ liệu quản lý.

- Thị trường bất động sản chưa hình thành, các dịch vụ hỗ trợ bất động sản không nhiều, thông tin về giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường hạn chế nên việc định giá đất còn gặp nhiều khó khăn.

Những bất cập quản lý Nhà nước về đất đai trên dù khách quan hay chủ quan cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình của cơ quan tài nguyên; cán bộ địa chính cấp phường, xã, thị trấn không đủ căn cứ để xác nhận thông tin chính xác cho từng thửa đất (xác nhận về: diện tích đất thực tế sử dụng, diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận, diện tích đất lấn, chiếm, diện tích sử dụng sai mục đích, vị trí thửa đất, giá tính thuế đối với 1m2 đất);

Nhóm nguyên nhân về tổ chức quản lý và năng lực cán bộ:

Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế (gọi chung là người nộp thuế ). Với phạm vi điều chỉnh rộng, số lượng người nộp thuế lớn. Quy định áp dụng thuế suất cao đối với đất sử dụng vượt hạn mức, đất sử dụng không đúng mục đích và đất lấn, chiếm để hạn chế việc đầu cơ về đất, sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để theo dõi, quản lý người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật thuế SDĐPNN cần phải ban hành quy trình quản lý:

- Thiếu quy trình quản lý: Do chưa có quy trình quản lý về thuế SDĐPNN nên công tác tổ chức quản lý thu thuế chưa được đồng bộ, thống nhất, mà vẫn phải dựa vào ý trí chủ quan trong công tác chỉ đạo của từng địa phương.

Hiện nay công tác quản lý thuế SDĐPNN của ngành thuế chưa được toàn diện, do chưa có đủ thông tin quản lý người nộp thuế và căn cứ tính thuế một cách kịp thời và chính xác:

- Thiếu thông tin để cấp mã số thuế: Theo thông tư quy định, người nộp thuế được cơ quan thuế cấp mã số thuế để thực hiện kê khai, nộp thuế SDĐPNN, các thông tin cơ bản để cấp mã số thuế là họ tên, ngày sinh, số chứng minh thư hoặc hộ chiếu, ngày cấp (trong đó số chứng minh thư được coi là thông tin quan trọng nhất để thực hiện cấp mã số thuế) trong khi đó một phần không nhỏ dân cư ở miền núi và nông thôn lại không có chứng minh thư, trình độ dân trí không đồng đều nên việc cấp mã số gặp nhiều khó khăn dẫn đến khó áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, không tổng hợp được đầy đủ diện tích đất đối với người nộp thuế có nhiều thửa đất.

- Dữ liệu quản lý không đầy đủ: Đối với các trường hợp người nộp thuế không cư trú tại nơi có quyền sử dụng đất, không liên lạc được với người có quyền sử dụng đất để yêu cầu kê khai và nộp thuế.

- Thông tin về người nộp thuế không đúng với thực tế: Thông tin kê khai thuế được cơ quan tài nguyên xác định thông qua các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế do đó đối với trường hợp đất đứng tên bố mẹ (bố, mẹ đã chết) thực tế đã chia cho các con nhưng chưa làm thủ tục thừa kế; đất đã được chuyển nhượng nhưng chưa làm các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Khi đó thông tin kê khai, cơ quan thuế quản lý và người nộp thuế không đồng nhất dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức thu, nộp thuế.

- Các thông tin thay đổi không được cập nhật kịp thời: Đối với các trường hợp chuyển nhượng, chia, tách, gộp thửa, chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sang đất phi nông nghiệp phần lớn người nộp thuế chỉ làm các thủ tục tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất mà chưa tự giác thực hiện kê khai và nộp thuế SDĐPNN tại cơ quan thuế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý chưa đáp ứng hết các nghiệp vụ quản lý: Ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng mạnh mẽ vào công tác quản lý thuế SDĐPNN của ngành Thuế, tuy nhiên ứng dụng chưa đáp ứng được một số các yêu cầu quản lý ngày càng cao: Tờ khai tổng hợp có hạn nộp tờ khai và hạn nộp thuế khác với tờ khai cho từng thửa đất, nhưng ứng dụng chưa có sổ bộ và sổ theo dõi thu nộp riêng cho loại tờ khai này; Ứng dụng chưa đáp ứng được việc theo dõi, đôn đốc người nộp thuế thuộc diện phải kê khai tổng hợp nhưng có đất ở nhiều huyện, thị xã, thành phố khác nhau; Ứng dụng chưa hỗ trợ để đưa ra được phương án kê khai tổng hợp có lợi nhất cho người nộp thuế.

- Trình độ cán bộ không đồng đều: Do công tác luân chuyển cán bộ nên việc nắm các chính sách thuế mới của các cán bộ làm công tác quản lý thuế SDĐPNN của các Chi cục Thuế chưa chuyên sâu, khả năng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế chưa phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế.

Nhóm nguyên nhân về chính sách:

- Việc quy định đối tượng được hưởng chế độ miễn, giảm thuế chưa phù hợp với thực tế (Chính sách từ soạn thảo đến ban hành còn chưa phù hợp với thực tế, chưa bao quát được hết các trường hợp).

- Việc quy định hạn mức sử dụng đất để tính thuế tương đối phức tạp do phải áp dụng các quy định về hạn mức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và phải dựa vào thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ và quy định về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở của UBND tỉnh tại từng thời điểm khác nhau.

Trên đây là những đánh giá mặt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thuế SDĐPNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua. Kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế SDĐPNN sẽ là cơ sở đề xuất những giải pháp và kiến nghị ở chương sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh trong thời gian tới

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội mang tính đặc trưng như: Rừng - Tài nguyên - Biển - Du lịch - Biên giới - Thương mại,… Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất thông qua hệ thống cửa khẩu trên đất liền và trên biển. Đây cũng là trung tâm số 1 của nước ta về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng; đồng thời có nguồn nhân lực có trình độ cao, là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung ứng, phân phối hàng hóa. Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: Biển, văn hóa tâm linh (vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, chùa Yên Tử, Cửa Ông…).

Mặc dù trong những năm vừa qua ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới và trong nước có những bất ổn nhưng kinh tế Quảng Ninh vẫn có mức tăng trưởng GDP trên mức bình quân của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ nông nghiệp tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ theo hướng phát triển bền vững

Định hướng phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong những năm tới là phát triển kinh tế xanh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa chủ yếu vào yếu tố phát triển chưa bền vững (tài nguyên hữu hạn than, đất; nhân công rẻ) sang phát triển bền vững (dựa vào vị trí địa chính trị, tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hóa, truyền thống, con người,...); từ phát triển theo bề rộng (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên) sang phát triển theo chiều sâu (với đặc điểm của nền kinh tế xanh, trung tâm là Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long) một cách hài hòa và hợp lý theo hướng phát huy những gì đang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có đồng thời tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

4.1.2. Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 -2015) năm kỳ đầu (2010 -2015)

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý đất đai; bảo đảm đất đai được quản lý thống nhất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, điều tiết phân bổ nguồn lực bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực nhiều đất nông nghiệp.

Theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tổng diện tích đất phi nông nghiệp từ năm 2010, 2015 đến năm 2020 như sau:

Bảng 4.1. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2010 đến 2020

Đơn vị tính: ha

TT Loại đất Diện tích đất phi nông nghiệp các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020

Đất phi nông nghiệp 83.795 84.681 91.018 98.141 10.366 11.331 130.510

Trong đó

1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 230 229 228 227 226 225 236

2 Đất quốc phòng 4.727 4.724 5.665 5.936 6.194 6.829 7.237

3 Đất an ninh 914 924 942 1.405 1.441 1.583 1.596

4 Đất khu công nghiệp 1.281 1.281 2.045 2.224 2.690 4.044 9.308

4.1 Đất xây dưng khu công nghiệp 1.052 1.052 1.949 2.128 2.594 3.948 9.212

4.2 Đất xây dựng cụm công nghiệp 229 229 96 96 96 96 96

5 Đất cho hoạt động khoáng sản 6.465 6.480 6.560 7.975 8.956 9.744 9.721 6 Đất di tích danh thắng 5.252 5.258 5.382 5.479 5.615 5.709 5.962

7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 436 352 357 359 429 482 510

8 Đất tôn giáo tín ngưỡng 88 91 117 118 129 132 155

9 Đất nghĩa trang nghĩa địa 1.023 1.024 1.093 1.112 1.158 1.249 1.226 10 Đất phát triển hạ tầng 15.568 16.108 16.961 17.516 17.997 19.129 21.959

Trong đó:

Đất cơ sở văn hóa 369 393 413 436 435 521 661

Đất cơ sở y tế 97 98 107 107 106 109 135

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 628 648 730 731 772 860 1.032

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

11 Đất ở 5.396 6.126 6.373 6.593 6.878 7.144 8.069

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh)

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và đã được Chính Phủ phê duyệt về kế hoạch sử dụng các loại đất, kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như kế hoạch khai thác đất tự nhiên và đưa vào sử dụng.

Để tăng được quỹ đất phi nông nghiệp UBND tỉnh đã đưa ra các kế hoạch triển khai như chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang đất phi nông nghiệp phù hợp với vùng phát triển kinh tế công nghiệp dịch vụ, xây dựng kế hoạch đưa đất phi nông nghiệp chưa sử dụng vào sử dụng. Đồng thời thực hiện khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng hoàn nguyên đối với các khai trường than nhằm bù lại một phần đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng.

Bảng 4.2. Kế hoạch tăng diện tích đất phi nông nghiệp từ năm 2014 đến 2015

Đơn vị tính: ha

Kế hoạch tăng diện tích đất phi nông nghiệp

Năm thực hiện Năm kế hoạch 2011 2012 2013 2014 2015

Chuyển mục đích từ đất nông nghiệp 758 4.592 5.837 4.542 8.111

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)