5. Bố cục của luận văn
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Quảng Ninh
3.1.3.1. Thuận lợi
Năm 2013 là năm tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp khó khăn, phục hồi chậm, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương cùng với sự nỗ lực, sáng tạo và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh duy trì ổn định, phát triển khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đã tập trung 3 khâu đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo cơ sở phát triển nhanh, bền vững những năm tiếp theo; GDP tăng 7,5% tuy không đạt mục tiêu đề ra đầu năm, song là mức tăng trưởng khá so với bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quân chung của cả nước (cả nước tăng 5,4%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 104% so với cùng kỳ; chi đầu tư phát triển được đặc biệt quan tâm và chiếm 41% tổng chi ngân sách. Nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng động lực được tích cực triển khai và đưa vào sử dụng trong năm 2013 như: quốc lộ 18C, đường 329, đường 340, đường vành đai phía Bắc TP Hạ Long, đưa điện lưới ra đảo Cô Tô, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Công viên Hạ Long ... Triển khai tích cực đề án xây dựng chính quyền điện tử, thành lập Trung tâm Hành chính công của tỉnh và 05 địa phương, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tạo được niềm tin với các nhà đầu tư chiến lược; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,35% so với cùng kỳ; thu hút vốn đầu tư tăng 8% so với kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, huy động được toàn xã hội chung tay xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu trong 15 Tỉnh miền núi phía Bắc về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tuyển dụng cán bộ được quan tâm chỉ đạo theo hướng đổi mới. An sinh xã hội được tăng cường. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, nhất là khắc phục tồn tại sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
3.1.3.2. Khó khăn
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: GDP tăng nhưng ở mức thấp so với kế hoạch đề ra, dự báo có 5/24 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam còn nhiều khó khăn (xuất khẩu giảm 20,11%). Sức mua của thị trường còn hạn chế, thị trường bất động sản phục hồi chậm. Thu ngân sách tăng nhưng chưa đạt dự toán trong khi nhiều chương trình, đề án, dự án lớn và chủ trương, nhiệm vụ của tỉnh cần phải hoàn thành. Việc đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh chậm được Chính phủ tháo gỡ kịp thời. Hệ thống kết cấu hạ tầng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
môi trường đầu tư kinh doanh chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Tiến độ thực hiện các chủ trương về xây dựng quy hoạch, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ chưa đạt so với yêu cầu.