Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 108)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.Các chỉ tiêu định lượng

- Xác định số thuế phải nộp đối với mỗi thửa đất:

+ Số thuế SDĐPNN phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có) Số thuế

phát sinh =

Diện tích đất

tính thuế x Giá của 1m

2

đất x Thuế suất

+ Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất thì số thuế phải nộp được xác định như sau:

Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có) Số thuế phát sinh = Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất

+ Trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:

Số thuế phát sinh = Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất

+ Trường hợp đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thì số thuế phát sinh được xác định như sau:

Số thuế phát sinh = Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng) x Thuế suất (%) Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) = Tổng diện tích đất sử dụng x

Doanh thu hoạt động kinh doanh Tổng doanh thu cả năm

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế nhà đất và thuế SDĐPNN:

Kết quả thu thuế SDĐPNN = Tổng thu thuế SDĐPNN/ Tổng thuế SDĐPNN theo kế hoạch

Chỉ tiêu này phản ánh ý thức tuân thủ pháp luật thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của NNT qua các năm.

- Chỉ tiêu so sánh kết quả thu thuế SDĐPNN qua các năm: được xác định là tỷ trọng của số thu thuế SDĐPNN năm sau so với số thu thuế SDĐPNN năm trước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông bắc - Tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km. Theo kết quả thông kế tính đến ngày 01-01-2011 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 610.235,31 ha. Trong đó đất nông nghiệp 460.119,34 ha, đất phi nông nghiệp 83.794,82 ha, đất chưa sử dụng 66.321,15 ha.

Quảng Ninh với trên 500 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh được xếp hạng, có Vịnh Hạ Long, có danh thắng Yên Tử - trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Quảng Ninh còn có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tổng hợp (biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh...) và các ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh. Đặc biệt trong đó nổi tiếng mang tầm quốc tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là Vịnh Hạ Long - di sản, kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam và thế giới đã 2 lần được UNESCO công nhận.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức và phân bố dân cư

Về tổ chức hành chính: Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam (có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc), Quảng Ninh có 184 đơn vị hành chính cấp xã gồm 113 xã, 61 phường và 10 thị trấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về dân số: Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 là 1.159.463 người trong đó nữ là 566,184 người có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 667.862 người (chiếm tỉ lệ 58,1%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%).

Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có kết cấu "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Quảng Ninh có tỷ lệ nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%) ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.

Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km vuông, nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2

, thị xã Quảng Yên 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2

, huyện Cô Tô 110 người/km2

, huyện Vân Ðồn 74 người/km2.

3.1.2.2. Đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Trước nhưng bất ổn về kinh tế thế giới và trong nước, trong những năm qua Quảng Ninh vẫn có mức tăng trưởng khá, GDP trên mức bình quân của cả nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(năm 2013 của Quảng Ninh là 7,5% bình quân của cả nước là 5,4%); giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng của tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trƣởng các chỉ tiêu (%) Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%) 2011 2012 2013 GDP 12,10 7,40 7,50 9,00

Nông lâm thủy sản 2,40 2,30 4,70 3,13

Công nghiệp và xây dựng 10,20 3,10 5,70 6,33

Dich vụ 15,00 13,70 14,70 14,5

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quảng Ninh 2011 - 2013)

Trước nhưng khó khăn và thách thức Quảng Ninh vẫn tập trung theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do đó cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ lệ nông nghiệp tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ theo hướng phát triển bền vững.

Bảng 3.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế 2011 - 2013

Chỉ tiêu Cơ cấu kinh tế các ngành (%)

2011 2012 2013

Nông lâm thủy sản 5,11 5,09 5,70

Công nghiệp và xây dựng 53,83 52,21 55,40

Dich vụ 41,06 42,70 38,90

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quảng Ninh 2011 - 2013)

Với tỷ trọng các ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp xây dựng và Dịch vụ thì đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng từ việc đưa đất phi nông nghiệp chưa sử dụng vào sử dụng, một phần là do chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó để bù lại phần đất lâm, nông nghiệp thì phải khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng hoàn nguyên đối với các khai trường than nhằm bù lại một phần đất nông nghiệp bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển mục đích sử dụng.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh tỷ trọng sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 21.950 tỷ đồng; năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 30.079,5 tỷ đồng, tăng bình quân 8,195% / năm. Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo chế biến. Trong những năm vừa qua ngành than có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng giảm dần trong cơ cầu công nghiệp, cơ cấu GDP của tỉnh. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã hình thành các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hưng (Hạ Long), Đông Mai, Đầm Nhà Mạc (Quảng Yên), Phương Nam (Uông Bí), Hải Yến (Móng Cái), khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và một số cụm công nghiệp khác góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Về thu ngân sách Nhà nước: mặc dù trước tình hình khó khăn về kinh tế, với nhiều chính sách ưu đãi, giãn giảm của Chính Phủ nhưng thu ngân sách Nhà nước của Quảng Ninh vẫn đạt được những kết quả đáng kể năm 2009 đạt 19.211,5 tỷ đồng (trong đó thu nội địa phần cân đối ngân sách đạt 6.409,5 tỷ đồng); năm 2013 đạt 33.846 tỷ đồng (trong đó thu nội địa cân đối ngân sách đạt 15.598 tỷ đồng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Quảng Ninh

3.1.3.1. Thuận lợi

Năm 2013 là năm tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp khó khăn, phục hồi chậm, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương cùng với sự nỗ lực, sáng tạo và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh duy trì ổn định, phát triển khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đã tập trung 3 khâu đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo cơ sở phát triển nhanh, bền vững những năm tiếp theo; GDP tăng 7,5% tuy không đạt mục tiêu đề ra đầu năm, song là mức tăng trưởng khá so với bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quân chung của cả nước (cả nước tăng 5,4%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 104% so với cùng kỳ; chi đầu tư phát triển được đặc biệt quan tâm và chiếm 41% tổng chi ngân sách. Nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng động lực được tích cực triển khai và đưa vào sử dụng trong năm 2013 như: quốc lộ 18C, đường 329, đường 340, đường vành đai phía Bắc TP Hạ Long, đưa điện lưới ra đảo Cô Tô, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Công viên Hạ Long ... Triển khai tích cực đề án xây dựng chính quyền điện tử, thành lập Trung tâm Hành chính công của tỉnh và 05 địa phương, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tạo được niềm tin với các nhà đầu tư chiến lược; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,35% so với cùng kỳ; thu hút vốn đầu tư tăng 8% so với kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, huy động được toàn xã hội chung tay xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu trong 15 Tỉnh miền núi phía Bắc về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tuyển dụng cán bộ được quan tâm chỉ đạo theo hướng đổi mới. An sinh xã hội được tăng cường. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, nhất là khắc phục tồn tại sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

3.1.3.2. Khó khăn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: GDP tăng nhưng ở mức thấp so với kế hoạch đề ra, dự báo có 5/24 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam còn nhiều khó khăn (xuất khẩu giảm 20,11%). Sức mua của thị trường còn hạn chế, thị trường bất động sản phục hồi chậm. Thu ngân sách tăng nhưng chưa đạt dự toán trong khi nhiều chương trình, đề án, dự án lớn và chủ trương, nhiệm vụ của tỉnh cần phải hoàn thành. Việc đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh chậm được Chính phủ tháo gỡ kịp thời. Hệ thống kết cấu hạ tầng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

môi trường đầu tư kinh doanh chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Tiến độ thực hiện các chủ trương về xây dựng quy hoạch, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ chưa đạt so với yêu cầu.

3.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển bền vững: Giảm tỷ lệ nông nghiệp tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ. Do vậy công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo hài hòa giữa an ninh lương thực và phát triển công nghiệp, dịch vụ.

3.2.1. Hiện trạng quỹ đất phi nông nghiệp của Quảng Ninh

Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, Quảng Ninh đã hình thành nên nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, đô thị mang tầm vóc hiện đại và những vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tập trung, góp phần đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Quảng Ninh là tỉnh đặc thù với 14 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 4 thành phố và 1 thị xã. Theo lộ trình đến năm 2015, cơ cấu này sẽ là 4 thành phố và 3 thị xã trực thuộc tỉnh.

Theo Nghị quyết số 22/NQ-CP phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của Chính phủ, đất phi nông nghiệp của Quảng Ninh năm 2012 và 2013 như sau:

Bảng 3.3. Hiện trạng đất phi nông nghiệp năm 2012 và 2013

Loại đất

Diện tích (ha) Tỷ lệ tăng (%)

2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012

Diện tích đất phi nông nghiệp 84.681 91.018 98.141 107,48 107,82

Trong đó:

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 240 228 227 95 99,56

Đất quốc phòng 4.724 5.665 5.936 119,92 104,78

Đất an ninh 914 942 1.405 103,06 149,15

Đất di tích danh thắng 5.258 5.382 5.479 102,35 101,8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 91 117 118 128,57 100,85

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.024 1.013 1.012 98,92 99,9

Đất khu công nghiệp 1.052 1.949 2.594 185,26 133,09

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Loại đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích (ha) Tỷ lệ tăng (%)

2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012

Đất cho hoạt động khoáng sản 6.480 6.560 7.975 101,23 121,57

Đất phát triển hạ tầng 16.108 16.961 17.516 105,29 103,27

Đất ở tại đô thị 6.126 6.373 6.593 104,03 103,45

Đất phi nông nghiệp còn lại 42.435 45.732 49.190 107,76 107,56

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2013 của tỉnh Quảng Ninh)

Theo kết quả 01 năm 2012 tổng diện tích tự

nhiên của tỉnh là 610.235 ha được phân chia thành 14 đơn vị hành chính (huyện, thị xã, thành phố), huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất là huyện Hoành Bồ 84.463.22 ha, chiếm 13.84% diện tích toàn tỉnh; đơn vị có diện tích nhỏ nhất là huyện Cô Tô 4.750,75 ha, chiếm 0,78% diện tích toàn tỉnh.

- Đất xây dựng khu công nghiệp: diện tích 1.949 ha chiếm 2,14% đất phi nông nghiệp. Quảng Ninh là một trong số các địa phương sớm triển khai phát triển khu công nghiệp ở miền Bắc, khu công nghiệp Cái Lân tập trung đầu tiên được Chính phủ quyết định thành lập từ tháng 7/1997. Trong diện tích đất khu công nghiệp hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 49 - 108)