Kinh nghiệm trong quản lý thuế SDĐPNN của một số nước trên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm trong quản lý thuế SDĐPNN của một số nước trên

1.2.1.1. Kinh nghiệm của các nước và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế

Kinh nghiệm của các nước khác trong vận hành thuế sử dụng đất nông nghiệp và tài sản gắn liền theo hướng đánh thuế chung vào tài sản bất động sản, trong đó có những nước đánh vào giá trị chung của tài sản (không đánh theo diện tích đất sử dụng). Trên thực tế, hầu hết các nước áp dụng thuế đối với nhà ở dưới hình thức thuế tài sản và loại thuế này trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương và góp phần hạn chế đầu cơ bất động sản. Dù vậy, chính sách thuế nhà ở được áp dụng tại các nước cũng không hoàn toàn giống nhau. Các nước như Nga,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trung Quốc, Hàn Quốc thông thường người nộp thuế nhà ở là chủ sở hữu, nhưng trong trường hợp chưa xác định chủ sở hữu của căn nhà thì người nộp thuế nhà ở là người đang sử dụng trên thực tế. Nhưng tại Pháp, người phải chịu thuế nhà ở là những người đang sống trong một công trình xây dựng làm nơi ở, dù người đó là chủ sở hữu hay người đi thuê.

Việc xác định giá tính thuế giữa các nước cũng có sự khác nhau. Ở một số nước, giá tính thuế nhà là tổng giá trị ngôi nhà sau khi trừ đi các chi phí mua sắm, xây dựng nhà. Chẳng hạn, ở Nga, thuế nhà được tính trên cơ sở giá trị của căn nhà do cơ quan thuế xác định theo phương pháp chung đối với các loại tài sản mà không nhất thiết căn cứ vào giá thị trường. Ở Hàn Quốc, giá tính thuế là giá trị tiêu chuẩn của căn nhà do chính quyền địa phương xác định hàng năm, thường thấp hơn giá thị trường khoảng 20%. Tại một số nước (Pháp, Thái Lan) giá tính thuế được xác định dựa trên giá trị cho thuê của căn nhà. Ở Trung Quốc, người nộp thuế có thể lựa chọn phương pháp tính thuế theo giá trị ngôi nhà hoặc theo giá trị cho thuê.

Về thuế suất, đa số các nước áp dụng thuế suất tỷ lệ % theo ngưỡng, tuy nhiên, nếu giá tính thuế là giá trị của căn nhà thì mức thuế suất thường thấp, còn nếu giá tính thuế là giá trị cho thuê thì có thuế suất cao hơn. Ở Trung Quốc, nếu tính thuế theo giá trị ngôi nhà thì thuế suất là 1,2% nhưng nếu tính thuế theo giá trị cho thuê thì thuế suất là 12% đối với cá nhân trong nước và 18% đối với DN và cá nhân nước ngoài.

Ở Hàn Quốc, có thuế suất đối với đất ở (trên giá trị đất đai) rất cao, từ 0,2% đến 0,5%, tùy theo theo mục đích sử dụng đất. Ở Đài Loan, thuế đất đai có thuế suất lũy tiến đối với phần giá trị vượt ngưỡng cũng khá cao, đến 5,5%. Một số nước (Pháp, Đài Loan) còn phân loại đất để đánh thuế. Theo đó, đất không có công trình xây dựng, đất bỏ hoang thường bị đánh thuế cao hơn đất có công trình xây dựng hay đất đang được sử dụng nhằm khuyến khích khai thác giá trị của đất đai, sử dụng đất hiệu quả.

1.2.1.2. Bài học rút ra cho ngành Thuế Việt Nam

Đối với thuế đất ở, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam quy định: tùy theo diện tích sử dụng trong hạn mức hay vượt hạn mức và mức độ vượt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hạn mức đến 3 lần hoặc trên 3 lần mà thuế suất lần lượt là 0,03%; 0,07% và 0,15%. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có mức thuế suất là 0,03%. Đất sử dụng không đúng mục đích chịu mức thuế suất là 0,15%. Đất lấn chiếm chịu thuế suất 0,2%. Như vậy, nếu so với nhiều nước, mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay còn thấp, nên số thu ngân sách còn thấp và ít có tác dụng hạn chế đầu cơ BĐS.

Để khuyến khích sử dụng hiệu quả nhà, đất, hạn chế tình trạng nhà, đất không sử dụng (bỏ hoang) do đầu cơ thì công cụ thuế thường được sử dụng và phát huy tác dụng bằng cách tăng thuế nắm giữ, đánh thuế lũy tiến trên thu nhập từ chuyển nhượng BĐS. Cũng cần nhấn mạnh rằng, công cụ chính sách thuế chỉ có thể phát huy hiệu quả khi các cơ quan chức năng quản lý được số lượng BĐS và kiểm soát được các giao dịch diễn ra trên thị trường một cách công khai, minh bạch. Đồng thời, phải quyết được vấn đề giá tính thuế, bởi trên thị trường BĐS Việt Nam hiện tồn tại nhiều loại giá khác nhau (giá hình thành do đấu giá, giá do UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm, giá giao dịch thực tế trên thị trường). Trong 3 loại giá này, giá do UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm thường thấp hơn giá thị trường khoảng 30% và thường được sử dụng làm căn cứ tính thuế và lệ phí trước bạ. Các giao dịch chuyển nhượng BĐS cũng thường kê khai giá trị giao dịch thấp hơn hoặc bằng mức giá do UBND cấp tỉnh ban hành để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp. Dù chưa phát huy tối ưu về mặt động viên nguồn lực, nhưng với ưu điểm dễ thực hiện, việc sử dụng khung giá do UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm làm căn cứ tính thuế là hợp lý trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)