Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức và phân bố dân cư

Về tổ chức hành chính: Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam (có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc), Quảng Ninh có 184 đơn vị hành chính cấp xã gồm 113 xã, 61 phường và 10 thị trấn.

Về dân số: Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 là 1.159.463 người trong đó nữ là 566,184 người có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam (sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 667.862 người (chiếm tỉ lệ 58,1%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%).

Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có kết cấu "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Quảng Ninh có tỷ lệ nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%) ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.

Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km vuông, nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2

, thị xã Quảng Yên 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2

, huyện Cô Tô 110 người/km2

, huyện Vân Ðồn 74 người/km2.

3.1.2.2. Đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Trước nhưng bất ổn về kinh tế thế giới và trong nước, trong những năm qua Quảng Ninh vẫn có mức tăng trưởng khá, GDP trên mức bình quân của cả nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(năm 2013 của Quảng Ninh là 7,5% bình quân của cả nước là 5,4%); giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng của tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trƣởng các chỉ tiêu (%) Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%) 2011 2012 2013 GDP 12,10 7,40 7,50 9,00

Nông lâm thủy sản 2,40 2,30 4,70 3,13

Công nghiệp và xây dựng 10,20 3,10 5,70 6,33

Dich vụ 15,00 13,70 14,70 14,5

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quảng Ninh 2011 - 2013)

Trước nhưng khó khăn và thách thức Quảng Ninh vẫn tập trung theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do đó cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ lệ nông nghiệp tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ theo hướng phát triển bền vững.

Bảng 3.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế 2011 - 2013

Chỉ tiêu Cơ cấu kinh tế các ngành (%)

2011 2012 2013

Nông lâm thủy sản 5,11 5,09 5,70

Công nghiệp và xây dựng 53,83 52,21 55,40

Dich vụ 41,06 42,70 38,90

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quảng Ninh 2011 - 2013)

Với tỷ trọng các ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp xây dựng và Dịch vụ thì đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng từ việc đưa đất phi nông nghiệp chưa sử dụng vào sử dụng, một phần là do chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó để bù lại phần đất lâm, nông nghiệp thì phải khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng hoàn nguyên đối với các khai trường than nhằm bù lại một phần đất nông nghiệp bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển mục đích sử dụng.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh tỷ trọng sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 21.950 tỷ đồng; năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 30.079,5 tỷ đồng, tăng bình quân 8,195% / năm. Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo chế biến. Trong những năm vừa qua ngành than có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng giảm dần trong cơ cầu công nghiệp, cơ cấu GDP của tỉnh. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã hình thành các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hưng (Hạ Long), Đông Mai, Đầm Nhà Mạc (Quảng Yên), Phương Nam (Uông Bí), Hải Yến (Móng Cái), khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và một số cụm công nghiệp khác góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thu ngân sách Nhà nước: mặc dù trước tình hình khó khăn về kinh tế, với nhiều chính sách ưu đãi, giãn giảm của Chính Phủ nhưng thu ngân sách Nhà nước của Quảng Ninh vẫn đạt được những kết quả đáng kể năm 2009 đạt 19.211,5 tỷ đồng (trong đó thu nội địa phần cân đối ngân sách đạt 6.409,5 tỷ đồng); năm 2013 đạt 33.846 tỷ đồng (trong đó thu nội địa cân đối ngân sách đạt 15.598 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 55)