5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông bắc - Tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km. Theo kết quả thông kế tính đến ngày 01-01-2011 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 610.235,31 ha. Trong đó đất nông nghiệp 460.119,34 ha, đất phi nông nghiệp 83.794,82 ha, đất chưa sử dụng 66.321,15 ha.
Quảng Ninh với trên 500 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh được xếp hạng, có Vịnh Hạ Long, có danh thắng Yên Tử - trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Quảng Ninh còn có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tổng hợp (biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh...) và các ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh. Đặc biệt trong đó nổi tiếng mang tầm quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là Vịnh Hạ Long - di sản, kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam và thế giới đã 2 lần được UNESCO công nhận.